Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
131869

Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã

Ngày 11/09/2024 15:21:09

Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã Thọ Lộc

                                                 

I. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân xã

          1. Ủy ban nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân. Mỗi việc chỉ được giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.

          2. Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã; phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân xã với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.

          3. Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân xã.

          4. Các thành viên UBND xã, cán bộ, công chức xã, người hoạt động không chuyên trách xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phục vụ nhân dân, nâng cao đời sống nhân dân.

 

II. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã

          1. Ủy ban nhân dân xã thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề được quy định tại Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, cụ thể:

          a) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung:

          - Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

          - Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

          - Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

          b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.

          c) Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

          d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.

          2. Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã:

          a) Ủy ban nhân dân xã họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên họp Ủy ban nhân dân xã;

          b) Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp Ủy ban nhân dân được, theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Văn phòng - Thống kê Ủy ban nhân dân xã gửi toàn bộ hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên Ủy ban nhân dân để lấy ý kiến. Nếu quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân xã nhất trí thì Văn phòng - Thống kê Ủy ban nhân dân xã tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân xã tại phiên họp gần nhất.

          III.  Trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã

          1. Trách nhiệm chung

          a) Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của Ủy ban nhân dân xã; tham dự đầy đủ các phiên họp của Ủy ban nhân dân, cùng tập thể UBND xã quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã; tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, bán chuyên trách xã, Trưởng thôn, hoàn thành các nhiệm vụ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trương, chính sách đang thi hành tại cơ sở.

          b) Không được nói và làm trái các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã và văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Trường hợp có ý kiến khác thì vẫn phải chấp hành, nhưng được trình bày ý kiến với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

         2. Phạm vi, trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể trong giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

         2.1. Phạm vi, trách nhiệm

          a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, trước Nhân dân địa phương và trước pháp luật.

          b) Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyết công việc. Trong giải quyết công việc, trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND xã có thể lấy ý kiến các Phó Chủ tịch trước khi quyết định.

          c) Ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt. Trong trường hợp xét thấy cần thiết vì tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; đồng thời, giao Văn phòng - Thống kê thông báo cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đó biết nội dung công việc xử lý.

          d) Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủy ban nhân dân; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương.

          e) Khi Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đi vắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trực tiếp giải quyết hoặc phân công Phó Chủ tịch khác giải quyết công việc thay Phó Chủ tịch đi vắng. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể phân công cho Phó Chủ tịch khác trực tiếp chỉ đạo, giải quyết những vấn đề cụ thể thay cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã được phân công phụ trách, để bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của Ủy ban nhân dân xã.

          2.2. Nhiệm vụ cụ thể

          a) Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;

          b) Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

          c) Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

          d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

          e) Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;

          f) Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

          g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền;

          h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương và các nhiệm vụ được giao khác của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

          3. Phạm vi, trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể trong giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã

          3.1. Phạm vi, trách nhiệm

          a) Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân.

          b) Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.

          c) Ký quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm.

          d) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công trong số các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Được Chủ tịch UBND xã ủy quyền bằng văn bản giải quyết một số công việc của Chủ tịch UBND xã và lãnh đạođiều hành công tác của UBND xã khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đi vắng; báo cáo kết quả thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về việc giải quyết những công việc được ủy quyền.

          3.2. Nhiệm vụ cụ thể

          Phó Chủ tịch UBND xã thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo quy định tại Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ, gồm:

          a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công; làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng, Phó Trưởng các Ban Chỉ đạo theo lĩnh vực có liên quan; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công việc theo lĩnh vực, địa bàn; được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã khi giải quyết các công việc và ký các văn bản khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ủy quyền;

          b) Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, UBND xã, HĐND xã và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được giao và về những quyết định chỉ đạo, điều hành của mình; cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân xã trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên. Đối với những vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét, quyết định;

          c) Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân khác thì chủ động trao đổi, phối hợp để thống nhất cách giải quyết; nếu vẫn còn ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét, quyết định;

          d) Trong quá trình chỉ đạo giải quyết công việc, nếu có phát sinh những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm hoặc vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Chủ tịch phụ trách, thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trước khi quyết định. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nếu có những vấn đề mới chưa được quy định, vấn đề cần đưa ra thảo luận tại hội nghị Ủy ban nhân dân thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã báo cáo xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

          e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương và các nhiệm vụ được giao khác của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

          4. Trách nhiệm, phạm vi và nhiệm vụ cụ thể trong giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân xã

          4.1. Trách nhiệm, phạm vi  

          a) Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Hội đồng nhân dân xã và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu.

          Ủy viên Ủy ban nhân dân Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã và Trưởng Công an xã chính quy, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực phụ trách.

          b) Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.

          4.2. Nhiệm vụ cụ thể

          4.2.1. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã

          a) Tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã về chủ trương, biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự; xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng - quân sự trên địa bàn;

          b) Phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;

          c) Phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và các lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam;

          d) Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và các nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác;

          đ) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị và dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật, thực hiện công tác động viên gọi thanh niên nhập ngũ;

          e) Tham mưu, giúp Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã xử lý các vi phạm theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự;

          g) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xây dựng và chỉ đạo lực lượng dân quân phối hợp với công an và các lực lượng khác thường xuyên hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn;

          h) Chủ trì việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội về thực hiện công tác giáo dục quốc phòng trên địa bàn;

          i) Giúp Ủy ban nhân dân xã thực hiện chính sách hậu phương quân đội và thực hiện các chế độ, chính sách đối với dân quân, quân nhân dự bị theo quy định của pháp luật;

          k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, của Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện và quy định của pháp luật về quốc phòng.

          m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật dân quân tự vệ và; các nhiệm vụ có liên quan theo chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương và các nhiệm nhiệm vụ được giao khác của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

          4.2.2. Nhiệm vụ cụ thể của Trưởng Công an xã

          Trưởng Công an xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND xã và Công an huyện về hoạt động của Công an xã (Mục 2.2.2 Điểm 2.2, Khoản 2 Quyết định số 4366/QĐ-UBND ngày 25/10/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án “Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, cụ thể như sau:

          a) Tham mưu với Trưởng Công an huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

          b) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn xã theo quy định; trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự; xây dựng lực lượng Công an xã cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

          c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an Nhân dân; các nhiệm vụ có liên quan theo chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương và các nhiệm vụ được giao khác của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

         Nguồn: CC VH -XH

  

Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã

Đăng lúc: 11/09/2024 15:21:09 (GMT+7)

Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã Thọ Lộc

                                                 

I. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân xã

          1. Ủy ban nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân. Mỗi việc chỉ được giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.

          2. Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã; phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân xã với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.

          3. Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân xã.

          4. Các thành viên UBND xã, cán bộ, công chức xã, người hoạt động không chuyên trách xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phục vụ nhân dân, nâng cao đời sống nhân dân.

 

II. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã

          1. Ủy ban nhân dân xã thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề được quy định tại Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, cụ thể:

          a) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung:

          - Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

          - Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

          - Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

          b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.

          c) Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

          d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.

          2. Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã:

          a) Ủy ban nhân dân xã họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên họp Ủy ban nhân dân xã;

          b) Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp Ủy ban nhân dân được, theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Văn phòng - Thống kê Ủy ban nhân dân xã gửi toàn bộ hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên Ủy ban nhân dân để lấy ý kiến. Nếu quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân xã nhất trí thì Văn phòng - Thống kê Ủy ban nhân dân xã tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân xã tại phiên họp gần nhất.

          III.  Trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã

          1. Trách nhiệm chung

          a) Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của Ủy ban nhân dân xã; tham dự đầy đủ các phiên họp của Ủy ban nhân dân, cùng tập thể UBND xã quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã; tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, bán chuyên trách xã, Trưởng thôn, hoàn thành các nhiệm vụ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trương, chính sách đang thi hành tại cơ sở.

          b) Không được nói và làm trái các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã và văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Trường hợp có ý kiến khác thì vẫn phải chấp hành, nhưng được trình bày ý kiến với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

         2. Phạm vi, trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể trong giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

         2.1. Phạm vi, trách nhiệm

          a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, trước Nhân dân địa phương và trước pháp luật.

          b) Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyết công việc. Trong giải quyết công việc, trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND xã có thể lấy ý kiến các Phó Chủ tịch trước khi quyết định.

          c) Ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt. Trong trường hợp xét thấy cần thiết vì tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; đồng thời, giao Văn phòng - Thống kê thông báo cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đó biết nội dung công việc xử lý.

          d) Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủy ban nhân dân; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương.

          e) Khi Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đi vắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trực tiếp giải quyết hoặc phân công Phó Chủ tịch khác giải quyết công việc thay Phó Chủ tịch đi vắng. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể phân công cho Phó Chủ tịch khác trực tiếp chỉ đạo, giải quyết những vấn đề cụ thể thay cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã được phân công phụ trách, để bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của Ủy ban nhân dân xã.

          2.2. Nhiệm vụ cụ thể

          a) Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;

          b) Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

          c) Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

          d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

          e) Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;

          f) Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

          g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền;

          h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương và các nhiệm vụ được giao khác của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

          3. Phạm vi, trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể trong giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã

          3.1. Phạm vi, trách nhiệm

          a) Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân.

          b) Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.

          c) Ký quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm.

          d) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công trong số các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Được Chủ tịch UBND xã ủy quyền bằng văn bản giải quyết một số công việc của Chủ tịch UBND xã và lãnh đạođiều hành công tác của UBND xã khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đi vắng; báo cáo kết quả thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về việc giải quyết những công việc được ủy quyền.

          3.2. Nhiệm vụ cụ thể

          Phó Chủ tịch UBND xã thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo quy định tại Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ, gồm:

          a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công; làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng, Phó Trưởng các Ban Chỉ đạo theo lĩnh vực có liên quan; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công việc theo lĩnh vực, địa bàn; được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã khi giải quyết các công việc và ký các văn bản khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ủy quyền;

          b) Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, UBND xã, HĐND xã và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được giao và về những quyết định chỉ đạo, điều hành của mình; cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân xã trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên. Đối với những vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét, quyết định;

          c) Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân khác thì chủ động trao đổi, phối hợp để thống nhất cách giải quyết; nếu vẫn còn ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét, quyết định;

          d) Trong quá trình chỉ đạo giải quyết công việc, nếu có phát sinh những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm hoặc vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Chủ tịch phụ trách, thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trước khi quyết định. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nếu có những vấn đề mới chưa được quy định, vấn đề cần đưa ra thảo luận tại hội nghị Ủy ban nhân dân thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã báo cáo xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

          e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương và các nhiệm vụ được giao khác của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

          4. Trách nhiệm, phạm vi và nhiệm vụ cụ thể trong giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân xã

          4.1. Trách nhiệm, phạm vi  

          a) Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Hội đồng nhân dân xã và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu.

          Ủy viên Ủy ban nhân dân Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã và Trưởng Công an xã chính quy, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực phụ trách.

          b) Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.

          4.2. Nhiệm vụ cụ thể

          4.2.1. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã

          a) Tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã về chủ trương, biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự; xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng - quân sự trên địa bàn;

          b) Phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;

          c) Phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và các lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam;

          d) Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và các nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác;

          đ) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị và dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật, thực hiện công tác động viên gọi thanh niên nhập ngũ;

          e) Tham mưu, giúp Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã xử lý các vi phạm theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự;

          g) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xây dựng và chỉ đạo lực lượng dân quân phối hợp với công an và các lực lượng khác thường xuyên hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn;

          h) Chủ trì việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội về thực hiện công tác giáo dục quốc phòng trên địa bàn;

          i) Giúp Ủy ban nhân dân xã thực hiện chính sách hậu phương quân đội và thực hiện các chế độ, chính sách đối với dân quân, quân nhân dự bị theo quy định của pháp luật;

          k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, của Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện và quy định của pháp luật về quốc phòng.

          m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật dân quân tự vệ và; các nhiệm vụ có liên quan theo chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương và các nhiệm nhiệm vụ được giao khác của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

          4.2.2. Nhiệm vụ cụ thể của Trưởng Công an xã

          Trưởng Công an xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND xã và Công an huyện về hoạt động của Công an xã (Mục 2.2.2 Điểm 2.2, Khoản 2 Quyết định số 4366/QĐ-UBND ngày 25/10/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án “Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, cụ thể như sau:

          a) Tham mưu với Trưởng Công an huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

          b) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn xã theo quy định; trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự; xây dựng lực lượng Công an xã cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

          c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an Nhân dân; các nhiệm vụ có liên quan theo chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương và các nhiệm vụ được giao khác của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

         Nguồn: CC VH -XH

  

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Thọ Lộc, Thôn 4, Xã Thọ Lộc, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com