Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
131869

Xã Thọ Lộc tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm đợt 2/2024.

Ngày 19/09/2024 00:00:00

Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm

 

. Khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễn dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người. Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm.  Ngày 19/9/2024 UBND xã đã  tổ chức họp triển khi công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm đợt 2/2024 đến toàn thể cán bộ công chức, trưởng thôn các thôn. Hội nghị đi đến thống nhất tổ chức tiêm phòng đến các cá nhân,  tổ chức, hộ gia đình chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn với các nội dung sau:

1. Đối tượng tiêm phòng và các bệnh bắt buộc tiêm phòng.

          1.1.  Đối với đàn trâu bò:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng.

- Tiêm vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò.

 - Tiêm vắc xin Viêm da nổi cục trâu, bò

          1.2. Đối với đàn lợn:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn trên địa bàn toàn xã.

- Tiêm vắc xin Lở mồm long móng cho đàn lợn nái, đực giống, các loại lợn ở trại giống, trang trại. Khi có dịch thực hiện tiêm phòng toàn bộ gia súc mẫn cảm với bệnh trong vùng dịch và vùng bị uy hiếp.

 - Tiêm vắc xin phòng bệnh Tai xanh: Thực hiện tiêm vắc xin Tai xanh cho đàn lợn ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại, lợn nái, đực giống.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh Lép tô, Phó thương hàn lợn ở những vùng có nguy cơ cao.

- Đối với vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất; căn cứ thực tế tình hình dịch bệnh, yêu cầu công tác phòng, chống dịch, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn công tác tiêm phòng vắc xin DTLCP phù hợp với thực tế chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức theo dõi, giám sát, lấy mẫu giám sát đánh giá hiệu quả của công tác tiêm phòng vắc xin.        

1.3. Đối đàn gia cầm:

- Tiêm vắc xin Newcastle, Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng gia cầm cho đàn gia cầm trên địa bàn xã.

- Tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm (A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8...) cho đàn gia cầm ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại gia cầm, cơ sở con giống và các trường hợp chỉ đạo đột xuất của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong các trường hợp cần thiết.

1.4. Đối với đàn chó, mèo.

Tiêm vác xin phòng vắc xin Dại cho toàn bộ đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.

          2. Thời gian tiêm phòng:

          Từ 01/9 đến ngày 05/10/2024 tổ chức tiêm phòng đồng loạt các loại vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại.

          Cùng với đợt tiêm phòng chính, thực hiện tiêm phòng bổ sung cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm phòng chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, đến tuổi tiêm phòng.

          3. Chuẩn bị vacxin, dụng cụ, hoá chất, phương tiện phục vụ tiêm phòng.

          Cán bộ thú y xã nhận vacxin tại Trung tâm DV NN Huyện.

          Phương tiện hoá chất, dụng cụ, bảo hộ lao động phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức tiêm phòng.

          Ban thú y của xã lập kế hoạch mua sắm bổ sung trang bị các loại vật tư, dụng cụ, hoá chất để đáp ứng đầy đủ cho công tác tiêm phòng theo tiến độ thời gian tiêm phòng đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.

          4. Giám sát sau tiêm phòng.

          Thực hiện theo hướng dẫn của rung tâm DV NN huyện về việc phân công giám sát sau tiêm phòng.

* Trường hợp không chấp hành tiêm phòng sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi có dịch xảy ra.  Những cá nhân, hộ gia đình các tổ chức khi tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Thọ Lộc không chấp hành quy định tiêm phòng phải chịu trách nhiệm theo Luật thú y. Cụ thể, Tại điều 7 trong Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.

 Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó nuôi là yêu cầu bắt buộc và đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018, Chủ tịch UBND xã yêu cầu các thôn triển khai thực hiện triệt để việc tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó nuôi, trường hợp phát hiện chủ hộ không tiêm phòng theo yêu cầu thực hiện xử phạt hành chính theo hướng dẫn tại văn bản hợp nhất số 02/2022/VBHN-BNNPTNT ngày 28/3/2022 của Bộ Nông Nghiệp và PTNN về Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y.  

UBND x㠖 BCĐ công tác tiêm phòng yêu cầu các thôn thực hiện nghiêm các kết luận chủ động nắm bắt thông tin rà soát thống kê chính xác đàn chó mèo, đàn lợn, trâu bò và gia cầm trên địa bàn thôn mình quản lý. Các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội  phối hợp tăng cường công tác vận động hội viên đoàn viên và người dân nâng cao trách nhiệm chủ động tham gia công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm đợt 2/2024. Đối với người dân cần nhốt vật nuôi và bố trí thành viên trong gia đình túc trực ở nhà để phối hợp với cán bộ tiêm phòng thực hiện tiêm cho vật nuôi của gia đình theo lịch quy định.

 Người duyệt tin

Phó chủ tịch 

Xã Thọ Lộc tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm đợt 2/2024.

Đăng lúc: 19/09/2024 00:00:00 (GMT+7)

Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm

 

. Khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễn dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người. Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm.  Ngày 19/9/2024 UBND xã đã  tổ chức họp triển khi công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm đợt 2/2024 đến toàn thể cán bộ công chức, trưởng thôn các thôn. Hội nghị đi đến thống nhất tổ chức tiêm phòng đến các cá nhân,  tổ chức, hộ gia đình chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn với các nội dung sau:

1. Đối tượng tiêm phòng và các bệnh bắt buộc tiêm phòng.

          1.1.  Đối với đàn trâu bò:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng.

- Tiêm vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò.

 - Tiêm vắc xin Viêm da nổi cục trâu, bò

          1.2. Đối với đàn lợn:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn trên địa bàn toàn xã.

- Tiêm vắc xin Lở mồm long móng cho đàn lợn nái, đực giống, các loại lợn ở trại giống, trang trại. Khi có dịch thực hiện tiêm phòng toàn bộ gia súc mẫn cảm với bệnh trong vùng dịch và vùng bị uy hiếp.

 - Tiêm vắc xin phòng bệnh Tai xanh: Thực hiện tiêm vắc xin Tai xanh cho đàn lợn ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại, lợn nái, đực giống.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh Lép tô, Phó thương hàn lợn ở những vùng có nguy cơ cao.

- Đối với vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất; căn cứ thực tế tình hình dịch bệnh, yêu cầu công tác phòng, chống dịch, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn công tác tiêm phòng vắc xin DTLCP phù hợp với thực tế chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức theo dõi, giám sát, lấy mẫu giám sát đánh giá hiệu quả của công tác tiêm phòng vắc xin.        

1.3. Đối đàn gia cầm:

- Tiêm vắc xin Newcastle, Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng gia cầm cho đàn gia cầm trên địa bàn xã.

- Tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm (A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8...) cho đàn gia cầm ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại gia cầm, cơ sở con giống và các trường hợp chỉ đạo đột xuất của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong các trường hợp cần thiết.

1.4. Đối với đàn chó, mèo.

Tiêm vác xin phòng vắc xin Dại cho toàn bộ đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.

          2. Thời gian tiêm phòng:

          Từ 01/9 đến ngày 05/10/2024 tổ chức tiêm phòng đồng loạt các loại vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại.

          Cùng với đợt tiêm phòng chính, thực hiện tiêm phòng bổ sung cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm phòng chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, đến tuổi tiêm phòng.

          3. Chuẩn bị vacxin, dụng cụ, hoá chất, phương tiện phục vụ tiêm phòng.

          Cán bộ thú y xã nhận vacxin tại Trung tâm DV NN Huyện.

          Phương tiện hoá chất, dụng cụ, bảo hộ lao động phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức tiêm phòng.

          Ban thú y của xã lập kế hoạch mua sắm bổ sung trang bị các loại vật tư, dụng cụ, hoá chất để đáp ứng đầy đủ cho công tác tiêm phòng theo tiến độ thời gian tiêm phòng đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.

          4. Giám sát sau tiêm phòng.

          Thực hiện theo hướng dẫn của rung tâm DV NN huyện về việc phân công giám sát sau tiêm phòng.

* Trường hợp không chấp hành tiêm phòng sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi có dịch xảy ra.  Những cá nhân, hộ gia đình các tổ chức khi tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Thọ Lộc không chấp hành quy định tiêm phòng phải chịu trách nhiệm theo Luật thú y. Cụ thể, Tại điều 7 trong Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.

 Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó nuôi là yêu cầu bắt buộc và đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018, Chủ tịch UBND xã yêu cầu các thôn triển khai thực hiện triệt để việc tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó nuôi, trường hợp phát hiện chủ hộ không tiêm phòng theo yêu cầu thực hiện xử phạt hành chính theo hướng dẫn tại văn bản hợp nhất số 02/2022/VBHN-BNNPTNT ngày 28/3/2022 của Bộ Nông Nghiệp và PTNN về Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y.  

UBND x㠖 BCĐ công tác tiêm phòng yêu cầu các thôn thực hiện nghiêm các kết luận chủ động nắm bắt thông tin rà soát thống kê chính xác đàn chó mèo, đàn lợn, trâu bò và gia cầm trên địa bàn thôn mình quản lý. Các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội  phối hợp tăng cường công tác vận động hội viên đoàn viên và người dân nâng cao trách nhiệm chủ động tham gia công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm đợt 2/2024. Đối với người dân cần nhốt vật nuôi và bố trí thành viên trong gia đình túc trực ở nhà để phối hợp với cán bộ tiêm phòng thực hiện tiêm cho vật nuôi của gia đình theo lịch quy định.

 Người duyệt tin

Phó chủ tịch 

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Thọ Lộc, Thôn 4, Xã Thọ Lộc, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com