Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
131869

Sáng ngày 26/4/2024 xã Thọ Lộc tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiems đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích và ma túy trên địa bàn xã Thọ Lộc

Ngày 26/04/2024 11:18:28

Sáng ngày 26/4/2024 được sự thống nhất của Ban thường Vụ Đảng ủy, Công an xã đã tham mưu cho Đảng ủy chính quyền tổ chức thành công Hội nghị tuyên truyền phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiems đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích và ma túy trên địa bàn xã Thọ Lộc

  Về dự hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy - HĐND - UBND - MTTQ, trưởng các đoàn thể, các đồng chí công an, cán bộ, công chức, hiệu trưởng 3 trường, trưởng trạm y tế,  các đồng chí cán bộ không chuyên trách, Bí thư, chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn đặc biệt có các em học sinh khối 8 và khối 9 trường Trung học cơ sở xã Thọ Lộc. Tại hội nghị các đại biểu được nghe đồng chí Nguyễn Đức Hạnh - Chủ tịch UBND xã quán triệt một số lưu ý trong công tác phòng ngừa tội phạm
 , Hội nghị cũng đã thảo luận đưa ra các giải pháp để tuyên truyền nâng cao phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ....
 Tại hội nghị thay mặt công an xã Đồng chí Trịnh Bùi Triệu cũng đã thông qua báo cáo tình hình và phương pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản trên địa bàn xã Thọ Lộc. Theo đó hiện  trên không gian mạng đang diễn ra tình trạng các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để tiến hành lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó, việc đấu tranh, xử lý đối với loại tội phạm này gặp rất nhiều khó khăn; khi bắt được các đối tượng thì tài sản của người dân đã bị các đối tượng tiêu xài và khó có khả năng khắc phục. Do vậy, công tác phòng ngừa việc bị các đối tượng lợi dụng để lừa đảo là nội dung quan trọng hàng đầu như:

1. Giả danh là công an, viện kiểm soát, tòa án: Sau khi đối tượng gọi điện cho người dân, lợi dụng sự thiếu hiểu biết để hỏi thông tin cá nhân, sau đó sẽ giới thiệu là công an, kiểm sát viên, người của tòa án và thông báo người dân có liên quan đến đường dây ma túy hoặc liên quan đến một vụ án mà công an đang điều tra, ai không tin thì đối tượng gửi thêm các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định bắt bị can để tạm giam làm cho người dân lo sợ sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền trong tài khoản của mình sang tài khoản của công để theo dõi, kiểm tra, nếu không liên quan sẽ trả lại nhưng thực tế là chuyển qua một tài khoản ngân hàng của chúng để rút tiền ra và chiếm đoạt.

Đối với hành vi này, nhân dân cần am hiểu quy trình của pháp luật về thực hiện việc khởi tố, bắt tạm giam người: Để khởi tố một vụ án hình sự, phải có căn cứ về việc có dấu hiệu của tội phạm, tức phải được kiểm tra, xác minh và làm việc trực tiếp với người đó trước khi khởi tố. Do vậy, không có chuyện người dân chưa làm việc với cơ quan chức năng đã khởi tố (trừ trường hợp người đó xác định có vi phạm và đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên không biết ở đâu). Thứ hai, việc thông báo quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam được cơ quan chức năng về trực tiếp nơi ở, nơi làm việc của người dân với sự chứng kiến của chính quyền địa phương hoặc Cơ quan Công an nơi sở tại, không gửi qua mạng xã hội (trừ trường hợp đã bị tạm giữ hình sự). Nên việc gọi điện cho người dân và gửi các quyết định, lệnh qua mạng xã hội là rất vô lý.

2. Giả danh nhân viên bưu điện thông báo người nhân nhận được bưu phẩm, khi mở bưa phẩm thông báo người dân có giấy triệu tập của Cơ quan Công an đến để giải quyết một vụ án, dọa dẫm làm người dân lo sợ sau đó sẽ giả vờ giúp người dân kết nối đến cơ quan Công an để nói chuyện, sau đó đề nghị chuyển tiền đến tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

Về nội dung này, Công an xã giải thích: Giấy triệu tập của Cơ quan điều tra sẽ trực tiếp giao cho người vi phạm hoặc được gửi về Công an cấp xã nơi người đó đang cư trú và cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm gửi giấy triệu tập lại cho người dân, không gửi qua đường văn thư.

3. Giả danh Công an thông báo người dân vi phạm pháp luật trong một vụ giao thông hoặc có một vài biên bản vi phạm về giao thông chưa nộp phạt, sau đó dọa dẫm người dân và yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

Về nội dung này, Công an xã giải thích: Đối với việc người dân vi phạm về trật tự an toàn giao thông, nếu là vụ việc có dấu hiệu của tội phạm thì Cơ quan Công an nơi xảy ra vụ việc sẽ đến làm việc trực tiếp với người dân tại nơi cư trú có sự chứng kiến của lực lượng Công an nơi cư trú của người dân đó hoặc sẽ do trực tiếp Công an nơi người đó cư trú đến gặp trực tiếp để làm việc. Trường hợp vi phạm hành chính về TTATGT, bị phạt nguội thì sẽ có văn bản thông báo vi phạm hành chính kèm hình ảnh vi phạm gửi trực tiếp cho người dân biết và đi đến nơi ra quyết định để nộp phạt.

4. Đối tượng kết bạn với người dân trên nền tảng Facebook, Zalo,… sau đó giả vờ gửi quà từ nước ngoài có giá trị lớn về cho người dân. Sau khi người dân tin tưởng, chúng sẽ bố trí một người giả nhân viên hải quan thông báo là quà từ nước ngoài đã gửi về qua cửa khẩu, muốn nhận quà phải đóng một số tiền để làm lệ phí nhận quá. Sau khi người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng thì chúng sẽ rút ra và chiếm đoạt.

Về nội dung này, Công an xã giải thích: Hàng hóa, tiền tệ ở nước ngoài gửi về Việt Nam luôn bị hạn chế số lượng, hơn nữa không ai dễ dàng cho đi một số tài sản lớn mà không nhận lại được gì.

5. Đối tượng kết bạn với người dân qua ứng dụng mạng xã hội sau đó rủ rê bán hàng online theo hình thức cộng tác viên và được trả hoa hồng lớn. Ban đầu, khi nhận hàng của đối tượng thì đối tượng vẫn trả tiền gốc và lãi đầy đủ. Sau khi người dân tin tưởng sẽ nói có một món hàng lớn, nếu bán được thì lợi nhuận rất cao, sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng để nhận hàng về bán, sau đó chiếm đoạt.

Về nội dung này, Công an xã giải thích: Các đối tượng liên kết với nạn nhân để bán các đồ dùng, vật liệu, sau những lần đầu thấy dễ và được trả hoa hồng thì nạn nhân càng ngày càng tin tưởng, bỏ ra số tiền lớn hơn. Người dân cần cẩn thận trong việc giao dịch tiền với người mình không biết là ai mà chỉ quen qua mạng xã hội.

6. Giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho người dân thông báo người dân đang nợ ngân hàng một số tiền lớn, nếu không trả thì ngân hàng sẽ kê biên tài sản. Chúng dọa dẫm và yêu cầu người dân phải chuyển tiền đến tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

Về nội dung này, Công an xã giải thích: Mình không vay ngân hàng thì không có bất kỳ một ngân hàng nào kê biên tài sản. Trường hợp kê biên tài sản cũng phải có quy trình theo quy định của pháp luật và cũng phải có thông báo nhiều lần cho người dân về khoản nợ trước khi tiến hành kê biên.

7. Sử dụng mạng xã hội, kết bạn với những người có nhu cầu vay tiền trên mạng, sau khi người dân cung cấp các thông tin được gọi là hồ sơ và đường link để chuyển số tiền vay về tài khoản của người dân nhưng người dân sẽ không nhận được tiền. Sau đó người dân sẽ được các đối tượng giả danh nhân viên giao dịch thông báo hồ sơ vay của người dân đang gặp lỗi, cần phải đóng tiền vào tài khoản chúng chuẩn bị sẵn để hoàn tất thủ tục vay, cứ mỗi lần báo lỗi là mỗi lần chúng yêu cầu người dân chuyển tiền để khắc phục hồ sơ vay và sẽ trả lại khi việc vay hoàn tất nhưng sau khi chuyển rất nhiều tiền vào tài khoản của đối tượng, chúng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền gửi.

Đây là thủ đoạn hướng tới những thanh thiếu niên chơi bời, không có công việc, cần tiền tiêu xài. Người dân có vay tiền cần đến các cơ sở tín dụng có uy tín để thực hiện thủ tục vay.

8. Giả danh nhân viên Viettel, Mobiphone, Vinaphone thông báo số điện thoại của người dân sẽ bị khóa trong vài giờ với nhiều lý do, sau đó hướng dẫn người dân cách giải quyết, yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng để khắc phục nhưng sau đó chiếm đoạt và chặn liên lạc.

Đây là thủ đoạn phổ biến trong thời gian gần đây, đối với thủ đoạn này, nhân dân cần bình tĩnh, không thực hiện theo bất kỳ thao tác nào. Đối với việc khóa sim điện thoại thì nhà mạng sẽ có thông báo tin nhắn trước nhiều ngày, nếu lý do là liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật sẽ được cơ quan công an nơi mình cư trú thông báo.

9. Vay tiền qua facebook, zalo,…các đối tượng hack được thông tin các trang cá nhân trên mạng xã hội của người dân, sau khi đăng nhập vào phần mềm nhắn tin, chúng sẽ gửi tin nhắn đến những người thân quen để hỏi vay tiền và chuyển tiền vào một số tài khoản lạ. Sau khi chuyển tiền vào số tài khoản này thì chúng sẽ rút tiền và chiếm đoạt. Nội dung này, người dân cần cảnh giác, cho vay phải gặp trực tiếp, ít nhất phải liên hệ trực tiếp bằng số điện thoại của người thân (không gọi qua video Zalo, Messenger vì đối tượng sử dụng phần mềm Deepface), xác định đúng người thân, bạn bè mình thì hãy chuyển tiền.

Sáng ngày 26/4/2024 xã Thọ Lộc tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiems đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích và ma túy trên địa bàn xã Thọ Lộc

Đăng lúc: 26/04/2024 11:18:28 (GMT+7)

Sáng ngày 26/4/2024 được sự thống nhất của Ban thường Vụ Đảng ủy, Công an xã đã tham mưu cho Đảng ủy chính quyền tổ chức thành công Hội nghị tuyên truyền phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiems đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích và ma túy trên địa bàn xã Thọ Lộc

  Về dự hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy - HĐND - UBND - MTTQ, trưởng các đoàn thể, các đồng chí công an, cán bộ, công chức, hiệu trưởng 3 trường, trưởng trạm y tế,  các đồng chí cán bộ không chuyên trách, Bí thư, chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn đặc biệt có các em học sinh khối 8 và khối 9 trường Trung học cơ sở xã Thọ Lộc. Tại hội nghị các đại biểu được nghe đồng chí Nguyễn Đức Hạnh - Chủ tịch UBND xã quán triệt một số lưu ý trong công tác phòng ngừa tội phạm
 , Hội nghị cũng đã thảo luận đưa ra các giải pháp để tuyên truyền nâng cao phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ....
 Tại hội nghị thay mặt công an xã Đồng chí Trịnh Bùi Triệu cũng đã thông qua báo cáo tình hình và phương pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản trên địa bàn xã Thọ Lộc. Theo đó hiện  trên không gian mạng đang diễn ra tình trạng các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để tiến hành lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó, việc đấu tranh, xử lý đối với loại tội phạm này gặp rất nhiều khó khăn; khi bắt được các đối tượng thì tài sản của người dân đã bị các đối tượng tiêu xài và khó có khả năng khắc phục. Do vậy, công tác phòng ngừa việc bị các đối tượng lợi dụng để lừa đảo là nội dung quan trọng hàng đầu như:

1. Giả danh là công an, viện kiểm soát, tòa án: Sau khi đối tượng gọi điện cho người dân, lợi dụng sự thiếu hiểu biết để hỏi thông tin cá nhân, sau đó sẽ giới thiệu là công an, kiểm sát viên, người của tòa án và thông báo người dân có liên quan đến đường dây ma túy hoặc liên quan đến một vụ án mà công an đang điều tra, ai không tin thì đối tượng gửi thêm các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định bắt bị can để tạm giam làm cho người dân lo sợ sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền trong tài khoản của mình sang tài khoản của công để theo dõi, kiểm tra, nếu không liên quan sẽ trả lại nhưng thực tế là chuyển qua một tài khoản ngân hàng của chúng để rút tiền ra và chiếm đoạt.

Đối với hành vi này, nhân dân cần am hiểu quy trình của pháp luật về thực hiện việc khởi tố, bắt tạm giam người: Để khởi tố một vụ án hình sự, phải có căn cứ về việc có dấu hiệu của tội phạm, tức phải được kiểm tra, xác minh và làm việc trực tiếp với người đó trước khi khởi tố. Do vậy, không có chuyện người dân chưa làm việc với cơ quan chức năng đã khởi tố (trừ trường hợp người đó xác định có vi phạm và đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên không biết ở đâu). Thứ hai, việc thông báo quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam được cơ quan chức năng về trực tiếp nơi ở, nơi làm việc của người dân với sự chứng kiến của chính quyền địa phương hoặc Cơ quan Công an nơi sở tại, không gửi qua mạng xã hội (trừ trường hợp đã bị tạm giữ hình sự). Nên việc gọi điện cho người dân và gửi các quyết định, lệnh qua mạng xã hội là rất vô lý.

2. Giả danh nhân viên bưu điện thông báo người nhân nhận được bưu phẩm, khi mở bưa phẩm thông báo người dân có giấy triệu tập của Cơ quan Công an đến để giải quyết một vụ án, dọa dẫm làm người dân lo sợ sau đó sẽ giả vờ giúp người dân kết nối đến cơ quan Công an để nói chuyện, sau đó đề nghị chuyển tiền đến tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

Về nội dung này, Công an xã giải thích: Giấy triệu tập của Cơ quan điều tra sẽ trực tiếp giao cho người vi phạm hoặc được gửi về Công an cấp xã nơi người đó đang cư trú và cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm gửi giấy triệu tập lại cho người dân, không gửi qua đường văn thư.

3. Giả danh Công an thông báo người dân vi phạm pháp luật trong một vụ giao thông hoặc có một vài biên bản vi phạm về giao thông chưa nộp phạt, sau đó dọa dẫm người dân và yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

Về nội dung này, Công an xã giải thích: Đối với việc người dân vi phạm về trật tự an toàn giao thông, nếu là vụ việc có dấu hiệu của tội phạm thì Cơ quan Công an nơi xảy ra vụ việc sẽ đến làm việc trực tiếp với người dân tại nơi cư trú có sự chứng kiến của lực lượng Công an nơi cư trú của người dân đó hoặc sẽ do trực tiếp Công an nơi người đó cư trú đến gặp trực tiếp để làm việc. Trường hợp vi phạm hành chính về TTATGT, bị phạt nguội thì sẽ có văn bản thông báo vi phạm hành chính kèm hình ảnh vi phạm gửi trực tiếp cho người dân biết và đi đến nơi ra quyết định để nộp phạt.

4. Đối tượng kết bạn với người dân trên nền tảng Facebook, Zalo,… sau đó giả vờ gửi quà từ nước ngoài có giá trị lớn về cho người dân. Sau khi người dân tin tưởng, chúng sẽ bố trí một người giả nhân viên hải quan thông báo là quà từ nước ngoài đã gửi về qua cửa khẩu, muốn nhận quà phải đóng một số tiền để làm lệ phí nhận quá. Sau khi người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng thì chúng sẽ rút ra và chiếm đoạt.

Về nội dung này, Công an xã giải thích: Hàng hóa, tiền tệ ở nước ngoài gửi về Việt Nam luôn bị hạn chế số lượng, hơn nữa không ai dễ dàng cho đi một số tài sản lớn mà không nhận lại được gì.

5. Đối tượng kết bạn với người dân qua ứng dụng mạng xã hội sau đó rủ rê bán hàng online theo hình thức cộng tác viên và được trả hoa hồng lớn. Ban đầu, khi nhận hàng của đối tượng thì đối tượng vẫn trả tiền gốc và lãi đầy đủ. Sau khi người dân tin tưởng sẽ nói có một món hàng lớn, nếu bán được thì lợi nhuận rất cao, sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng để nhận hàng về bán, sau đó chiếm đoạt.

Về nội dung này, Công an xã giải thích: Các đối tượng liên kết với nạn nhân để bán các đồ dùng, vật liệu, sau những lần đầu thấy dễ và được trả hoa hồng thì nạn nhân càng ngày càng tin tưởng, bỏ ra số tiền lớn hơn. Người dân cần cẩn thận trong việc giao dịch tiền với người mình không biết là ai mà chỉ quen qua mạng xã hội.

6. Giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho người dân thông báo người dân đang nợ ngân hàng một số tiền lớn, nếu không trả thì ngân hàng sẽ kê biên tài sản. Chúng dọa dẫm và yêu cầu người dân phải chuyển tiền đến tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

Về nội dung này, Công an xã giải thích: Mình không vay ngân hàng thì không có bất kỳ một ngân hàng nào kê biên tài sản. Trường hợp kê biên tài sản cũng phải có quy trình theo quy định của pháp luật và cũng phải có thông báo nhiều lần cho người dân về khoản nợ trước khi tiến hành kê biên.

7. Sử dụng mạng xã hội, kết bạn với những người có nhu cầu vay tiền trên mạng, sau khi người dân cung cấp các thông tin được gọi là hồ sơ và đường link để chuyển số tiền vay về tài khoản của người dân nhưng người dân sẽ không nhận được tiền. Sau đó người dân sẽ được các đối tượng giả danh nhân viên giao dịch thông báo hồ sơ vay của người dân đang gặp lỗi, cần phải đóng tiền vào tài khoản chúng chuẩn bị sẵn để hoàn tất thủ tục vay, cứ mỗi lần báo lỗi là mỗi lần chúng yêu cầu người dân chuyển tiền để khắc phục hồ sơ vay và sẽ trả lại khi việc vay hoàn tất nhưng sau khi chuyển rất nhiều tiền vào tài khoản của đối tượng, chúng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền gửi.

Đây là thủ đoạn hướng tới những thanh thiếu niên chơi bời, không có công việc, cần tiền tiêu xài. Người dân có vay tiền cần đến các cơ sở tín dụng có uy tín để thực hiện thủ tục vay.

8. Giả danh nhân viên Viettel, Mobiphone, Vinaphone thông báo số điện thoại của người dân sẽ bị khóa trong vài giờ với nhiều lý do, sau đó hướng dẫn người dân cách giải quyết, yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng để khắc phục nhưng sau đó chiếm đoạt và chặn liên lạc.

Đây là thủ đoạn phổ biến trong thời gian gần đây, đối với thủ đoạn này, nhân dân cần bình tĩnh, không thực hiện theo bất kỳ thao tác nào. Đối với việc khóa sim điện thoại thì nhà mạng sẽ có thông báo tin nhắn trước nhiều ngày, nếu lý do là liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật sẽ được cơ quan công an nơi mình cư trú thông báo.

9. Vay tiền qua facebook, zalo,…các đối tượng hack được thông tin các trang cá nhân trên mạng xã hội của người dân, sau khi đăng nhập vào phần mềm nhắn tin, chúng sẽ gửi tin nhắn đến những người thân quen để hỏi vay tiền và chuyển tiền vào một số tài khoản lạ. Sau khi chuyển tiền vào số tài khoản này thì chúng sẽ rút tiền và chiếm đoạt. Nội dung này, người dân cần cảnh giác, cho vay phải gặp trực tiếp, ít nhất phải liên hệ trực tiếp bằng số điện thoại của người thân (không gọi qua video Zalo, Messenger vì đối tượng sử dụng phần mềm Deepface), xác định đúng người thân, bạn bè mình thì hãy chuyển tiền.

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Thọ Lộc, Thôn 4, Xã Thọ Lộc, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com