Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
131869

Tiêm phòng Vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 1 năm 2023

Ngày 10/03/2023 00:00:00

Kế hoạch Tiêm phòng Vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 1 năm 2023



UỶ BAN NHÂN DÂN


XÃ THỌ LỘC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 19/KH-UBND

Thọ Lộc, ngày  08 tháng 3  năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Tiêm phòng Vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 1 năm 2023

 
 

 


          Thực hiện kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 07/02/2023 của UBND huyện Thọ Xuân về tổ chức tiêm phòng vaxcin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 1 năm 2023.

          Để chủ động phòng tránh, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã trong thời gian tới. UBND xã xây dựng kế hoạch tiêm phòng vac xin cho đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho đàn chó đợt 1 năm 2023 với các nội dung sau:

          1. Mục đích, yêu cầu.

          - Tiêm phòng vacxin nhằm tạo miễn dịch chủ động ngăn ngừa dịch bệnh bảo vệ đàn gia súc, gia cầm và đàn chó đối với dịch bệnh.

          - Tiêm phòng bắt buộc 100% đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng. Đảm bảo công tác tiêm phòng nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật.

          - Tiến hành tiêm phòng khi đã chuẩn bị đầy đủ vác xin, vật tư, dụng cụ theo kế hoạch.

          - Thực hiện tốt công tác giám sát sau tiêm phòng, theo dõi có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp phát dịch sau khi tiêm phòng, lập sổ sách ghi chép đầy đủ, chính xác kết quả tiêm phòng, có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh sau khi tiêm.

          - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và gia súc trong quá trình thực hiện tiêm phòng.

          2. Nội dung.

          1. Đối tượng tiêm phòng và các bệnh bắt buộc tiêm phòng.

          1.1.  Đối với đàn trâu bò:

Đối với đàn trâu, bò: Tiêm 3 loại vacxin gồm vacxin phòng bệnh Viêm da nổi cục; Lở mồm long móng và vacxin Tụ huyết trùng.

          1.2. Đối với đàn lợn:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn (DTL), tụ huyết trùng (THT) lợn trên địa bàn toàn xã.

- Ngoài hai loại vacxin bắt buộc là Dịch tả lợn và tụ đấu thì tiêm thêm:

+ Tiêm phòng vacxin phòng bệnh Tai xanh lợn (PRRS): tiêm vacxin tai xanh cho lợn ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại, gia trại lợn nái, đực giống.

+ Tiêm vắc xin LMLM cho đàn lợn nái, đực giống, các loại lợn ở trang trại, gia trại. Khi có dịch thực hiện tiêm phòng toàn bộ gia súc mẫn cảm với bệnh trong vùng dịch và vùng bị uy hiếp.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh lép tô, phó thương hàn lợn ở những vùng có nguy cơ cao.

          1.3. Đối đàn gia cầm:

Tiêm vacxin phòng dịch Cúm gia cầm (A/H5N1 A/H5N6), vac xin Newcastle, Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng gia cầm cho đàn gia cầm.

1.4. Đối với đàn chó, mèo.

Tiêm vác xin phòng bệnh Dại.

          2.2. Tổ chức hội nghị triển khai.

          Thực hiện kế hoạch tiêm phòng của huyện, UBND xã khẩn trương tổ chức triển khai công tác chuẩn bị cho kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm và phòng dại.

Thời gian 1/2 ngày 10 tháng 3 năm 2023.

          2.3. Thời gian tiêm phòng:

          Từ ngày 15/3 đến ngày 15/4/2023 tổ chức tiêm phòng đồng loạt các loại vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại.

          Cùng với đợt tiêm phòng chính, thực hiện tiêm phòng bổ sung cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm phòng chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, đến tuổi tiêm phòng.

          2.4. Chuẩn bị vacxin, dụng cụ, hoá chất, phương tiện phục vụ tiêm phòng.

          Cán bộ thú y xã nhận vacxin tại Trung tâm DV NN Huyện.

          Phương tiện hoá chất, dụng cụ, bảo hộ lao động phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức tiêm phòng.

          Ban thú y của xã lập kế hoạch mua sắm bổ sung trang bị các loại vật tư, dụng cụ, hoá chất để đáp ứng đầy đủ cho công tác tiêm phòng theo tiến độ thời gian tiêm phòng đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.

          2.5. Giám sát sau tiêm phòng.

          Thực hiện theo hướng dẫn của rung tâm DV NN huyện về việc phân công giám sát sau tiêm phòng.

          3. Tổ chức thực hiện.

          3.1. Ban chỉ đạo xã; các ban ngành, đoàn thể.

          Thành viên Ban chỉ đạo tiêm phòng được phân công chỉ đạo các thôn phải thường xuyên gần gũi sâu sát và có thái độ cương quyết trong công tác tiêm phòng đối với thôn được phân công chỉ đạo.

Công chức Nông nghiệp – Môi trường, Cán bộ thú y xã tham mưu cho Ban chỉ đạo tiêm phòng, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lịch thời gian tiêm cho các thôn và tham mưu cho UBND xã ra quyết định giao chỉ tiêu tiêm phòng cho các thôn trên địa bàn xã, phối hợp với Trung tâm DV NN huyện thực hiện tốt các nội dung sau:

          Bố trí con người, phương tiện, dụng cụ, vác xin, theo dõi, giám sát quá trình tiêm phòng đảm bảo tiêm đạt tỷ lệ cao và đúng quy trình.

          Xây dựng biểu mẫu ghi chép, theo dõi gia súc gia cầm tiêm phòng. Tổng hợp báo cáo kết quả tiêm phòng về UBND huyện qua phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm DV NN huyện.

          Xây dựng kế hoạch lịch tiêm với các thôn các bộ phận liên quan. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Uỷ ban xã và ban chỉ đạo huyện.

          Công chức tài chính kế toán tham mưu UBND xã bố trí kinh phí phục vụ kịp thời tiêm phòng theo đúng quy định của nhà nước.

          Công chức văn hóa xã hội, Đài truyền thanh của xã tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm phòng; mối nguy hại của việc không tiêm phòng, để xảy ra dịch bệnh; trách nhiệm của chủ vật nuôi trong việc tiêm phòng cho vật nuôi, … bằng các hình thức phong phú, thiết thực, đến tận người dân để nhân dân hiểu và tự giác, tích cực tham gia, thực hiện.

          3.2. Các thôn sau khi tiếp thu kế hoạch của UBND xã khẩn trương kiện toàn tiểu ban tiêm phòng của thôn. Đồng chí trưởng thôn chịu trách nhiệm về công tác tiêm phòng của thôn mình trước UBND xã. Thống kê đàn gia súc gia cầm của thôn chính xác, phối hợp với ban thú y xã lập kế hoạch tiêm phòng hàng ngày và cả đợt. Thông báo trước cho người chăn nuôi kế hoạch tiêm phòng để hộ chăn nuôi chủ động nhốt gia súc, gia cầm và tham gia bắt giữ gia súc, gia cầm.

          Xử phạt nghiêm minh hộ gia đình có gia súc, gia cầm không thực hiện tiêm phòng bắt buộc theo quy định tại Nghị định 90/NĐ-CP ngày 31/7/2017  của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Thú y.

          Giao Cán bộ thú y xã chủ động phối hợp với  Trung tâm DV NN huyện và các thôn, các bộ phận liên quan, đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch nêu trên; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện về UBND xã và UBND huyện.

 

Nơi nhận:

-         TT. Đảng uỷ - HĐND (B/c);

-         Ban chỉ đạo tiêm phòng;

-         Các thôn trưởng;

-         Lưu VP.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

Lê Hữu Vinh

 

    

Tiêm phòng Vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 1 năm 2023

Đăng lúc: 10/03/2023 00:00:00 (GMT+7)

Kế hoạch Tiêm phòng Vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 1 năm 2023



UỶ BAN NHÂN DÂN


XÃ THỌ LỘC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 19/KH-UBND

Thọ Lộc, ngày  08 tháng 3  năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Tiêm phòng Vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 1 năm 2023

 
 

 


          Thực hiện kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 07/02/2023 của UBND huyện Thọ Xuân về tổ chức tiêm phòng vaxcin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại đợt 1 năm 2023.

          Để chủ động phòng tránh, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã trong thời gian tới. UBND xã xây dựng kế hoạch tiêm phòng vac xin cho đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho đàn chó đợt 1 năm 2023 với các nội dung sau:

          1. Mục đích, yêu cầu.

          - Tiêm phòng vacxin nhằm tạo miễn dịch chủ động ngăn ngừa dịch bệnh bảo vệ đàn gia súc, gia cầm và đàn chó đối với dịch bệnh.

          - Tiêm phòng bắt buộc 100% đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng. Đảm bảo công tác tiêm phòng nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật.

          - Tiến hành tiêm phòng khi đã chuẩn bị đầy đủ vác xin, vật tư, dụng cụ theo kế hoạch.

          - Thực hiện tốt công tác giám sát sau tiêm phòng, theo dõi có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp phát dịch sau khi tiêm phòng, lập sổ sách ghi chép đầy đủ, chính xác kết quả tiêm phòng, có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh sau khi tiêm.

          - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và gia súc trong quá trình thực hiện tiêm phòng.

          2. Nội dung.

          1. Đối tượng tiêm phòng và các bệnh bắt buộc tiêm phòng.

          1.1.  Đối với đàn trâu bò:

Đối với đàn trâu, bò: Tiêm 3 loại vacxin gồm vacxin phòng bệnh Viêm da nổi cục; Lở mồm long móng và vacxin Tụ huyết trùng.

          1.2. Đối với đàn lợn:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn (DTL), tụ huyết trùng (THT) lợn trên địa bàn toàn xã.

- Ngoài hai loại vacxin bắt buộc là Dịch tả lợn và tụ đấu thì tiêm thêm:

+ Tiêm phòng vacxin phòng bệnh Tai xanh lợn (PRRS): tiêm vacxin tai xanh cho lợn ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại, gia trại lợn nái, đực giống.

+ Tiêm vắc xin LMLM cho đàn lợn nái, đực giống, các loại lợn ở trang trại, gia trại. Khi có dịch thực hiện tiêm phòng toàn bộ gia súc mẫn cảm với bệnh trong vùng dịch và vùng bị uy hiếp.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh lép tô, phó thương hàn lợn ở những vùng có nguy cơ cao.

          1.3. Đối đàn gia cầm:

Tiêm vacxin phòng dịch Cúm gia cầm (A/H5N1 A/H5N6), vac xin Newcastle, Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng gia cầm cho đàn gia cầm.

1.4. Đối với đàn chó, mèo.

Tiêm vác xin phòng bệnh Dại.

          2.2. Tổ chức hội nghị triển khai.

          Thực hiện kế hoạch tiêm phòng của huyện, UBND xã khẩn trương tổ chức triển khai công tác chuẩn bị cho kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm và phòng dại.

Thời gian 1/2 ngày 10 tháng 3 năm 2023.

          2.3. Thời gian tiêm phòng:

          Từ ngày 15/3 đến ngày 15/4/2023 tổ chức tiêm phòng đồng loạt các loại vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và phòng dại.

          Cùng với đợt tiêm phòng chính, thực hiện tiêm phòng bổ sung cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm phòng chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, đến tuổi tiêm phòng.

          2.4. Chuẩn bị vacxin, dụng cụ, hoá chất, phương tiện phục vụ tiêm phòng.

          Cán bộ thú y xã nhận vacxin tại Trung tâm DV NN Huyện.

          Phương tiện hoá chất, dụng cụ, bảo hộ lao động phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức tiêm phòng.

          Ban thú y của xã lập kế hoạch mua sắm bổ sung trang bị các loại vật tư, dụng cụ, hoá chất để đáp ứng đầy đủ cho công tác tiêm phòng theo tiến độ thời gian tiêm phòng đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.

          2.5. Giám sát sau tiêm phòng.

          Thực hiện theo hướng dẫn của rung tâm DV NN huyện về việc phân công giám sát sau tiêm phòng.

          3. Tổ chức thực hiện.

          3.1. Ban chỉ đạo xã; các ban ngành, đoàn thể.

          Thành viên Ban chỉ đạo tiêm phòng được phân công chỉ đạo các thôn phải thường xuyên gần gũi sâu sát và có thái độ cương quyết trong công tác tiêm phòng đối với thôn được phân công chỉ đạo.

Công chức Nông nghiệp – Môi trường, Cán bộ thú y xã tham mưu cho Ban chỉ đạo tiêm phòng, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lịch thời gian tiêm cho các thôn và tham mưu cho UBND xã ra quyết định giao chỉ tiêu tiêm phòng cho các thôn trên địa bàn xã, phối hợp với Trung tâm DV NN huyện thực hiện tốt các nội dung sau:

          Bố trí con người, phương tiện, dụng cụ, vác xin, theo dõi, giám sát quá trình tiêm phòng đảm bảo tiêm đạt tỷ lệ cao và đúng quy trình.

          Xây dựng biểu mẫu ghi chép, theo dõi gia súc gia cầm tiêm phòng. Tổng hợp báo cáo kết quả tiêm phòng về UBND huyện qua phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm DV NN huyện.

          Xây dựng kế hoạch lịch tiêm với các thôn các bộ phận liên quan. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Uỷ ban xã và ban chỉ đạo huyện.

          Công chức tài chính kế toán tham mưu UBND xã bố trí kinh phí phục vụ kịp thời tiêm phòng theo đúng quy định của nhà nước.

          Công chức văn hóa xã hội, Đài truyền thanh của xã tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm phòng; mối nguy hại của việc không tiêm phòng, để xảy ra dịch bệnh; trách nhiệm của chủ vật nuôi trong việc tiêm phòng cho vật nuôi, … bằng các hình thức phong phú, thiết thực, đến tận người dân để nhân dân hiểu và tự giác, tích cực tham gia, thực hiện.

          3.2. Các thôn sau khi tiếp thu kế hoạch của UBND xã khẩn trương kiện toàn tiểu ban tiêm phòng của thôn. Đồng chí trưởng thôn chịu trách nhiệm về công tác tiêm phòng của thôn mình trước UBND xã. Thống kê đàn gia súc gia cầm của thôn chính xác, phối hợp với ban thú y xã lập kế hoạch tiêm phòng hàng ngày và cả đợt. Thông báo trước cho người chăn nuôi kế hoạch tiêm phòng để hộ chăn nuôi chủ động nhốt gia súc, gia cầm và tham gia bắt giữ gia súc, gia cầm.

          Xử phạt nghiêm minh hộ gia đình có gia súc, gia cầm không thực hiện tiêm phòng bắt buộc theo quy định tại Nghị định 90/NĐ-CP ngày 31/7/2017  của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Thú y.

          Giao Cán bộ thú y xã chủ động phối hợp với  Trung tâm DV NN huyện và các thôn, các bộ phận liên quan, đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch nêu trên; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện về UBND xã và UBND huyện.

 

Nơi nhận:

-         TT. Đảng uỷ - HĐND (B/c);

-         Ban chỉ đạo tiêm phòng;

-         Các thôn trưởng;

-         Lưu VP.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

Lê Hữu Vinh

 

    

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Thọ Lộc, Thôn 4, Xã Thọ Lộc, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com