Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
131869

Huyện Thọ Xuân tổ chức lớp bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt cấp xã

Ngày 27/06/2024 00:00:00

Sáng 26/6/2024, đồng chí Lê Đình Hải, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đã trực tiếp truyền đạt chuyên đề Tiềm năng, lợi thế; những khó khăn, thách thức và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030cho cán bộ dự nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tham gia lớp bồi dưỡng do Huyện ủy Thọ Xuân phối hợp với trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa tổ chức.

bt.png

Đồng chí Bí thư Huyện ủy đã nêu bật về tiềm năng, lợi thế của huyện Thọ Xuân về điều kiện tự nhiên; lịch sử, văn hóa; Về chủ trương, định hướng của tỉnh phát triển huyện Thọ Xuân;  Về nguồn nhân lực. Đồng thời nêu rõ những kết quả đã đạt đươc về phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.Sau gần 04 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 27, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức; song các cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiêu quả, đến nay có 11/29 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Kinh tế tiếp tục phát triển, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, quy mô sản xuất ngày càng tăng.Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.  Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Bí thư Huyện ủy chỉ rõ 6 tồn tại, hạn chế ở các lĩnh vực đang cản trở sự phát triển.

bt1.png
Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân Lê Đình Hải


Đồng chí Bí thư Huyện ủy nêu bật những thời cơ, thuận lợi hiện nay, đó là: Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; Nhân dân Thọ Xuân có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao sản xuất, có nhiều phong trào thi đua dẫn đầu cả tỉnh, có khát vọng xây dựng Thọ Xuân phát triển.Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 10 về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 299 của HĐND tỉnh về một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển huyện Thọ Xuân (là 1 trong 4 đơn vị trong tỉnh được BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề phát triển huyện), cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư, thu hút đầu tư của tỉnh, sự nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện, sẽ mở ra thời cơ cho Thọ Xuân phát triển.Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quyết định số 153ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ) Xác định Phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành vùng kinh tế động lực mới của tỉnh gắn với Cảng hàng không Thọ Xuân và Khu công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành đô thị Lam Sơn - Sao Vàng; phát triển du lịch di sản gắn với Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Lê Hoàn.Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 27, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu Khu vực Lam Sơn - Sao Vàng là 1 trong 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh; trong đó phát triển huyện Thọ Xuân theo cấu trúc: 02 vành đai phát triển: (1) Vành đai phát triển đô thị tạo bởi các trục hiện có, gồm trục đường Hồ Chí Minh, các tuyến Quốc lộ 47, 47B, 47C, đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi thị xã Nghi Sơn và đường tỉnh 515 dọc hai bên sông Chu; (2)Vành đai liên kết sinh thái được tạo bởi trục đường tỉnh 506B và đường tạo mới kết hợp đường tỉnh 506D).  03 vùng kinh tế động lực: (1) Vùng Lam Sơn - Sao Vàng, (2) Vùng Đông hữu ngạn sông Chu và (3) Vùng tả ngạn sông Chu. 04 trụ cột tăng trưởng: (1) Phát triển hạ tầng gắn với phát triển đô thị; (2) Phát triển nhanh khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng và các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; (3) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất nông sản có thương hiệu và xây dựng sản phẩm OCOP xuất khẩu; (4) Khai thác, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch.
Truyền thống đoàn kết, đổi mới, sáng tạo của Đảng bộ huyện, ý trí, khát vọng vươn lên dựa trên nền tảng đoàn kết, đổi mới tư duy, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, cùng với khát vọng cống hiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để phấn đấu đưa huyện phát triển đi lên.

bt2.png

Về những khó khăn, thách thức từ bên ngoài. Tình hình về an ninh chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, tình hình lạm phát, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng tăng cao, thiên tai, dịch bệnh, diễn biến khó lường, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.  Một số quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý đất đai, quản lý sử dụng tài sản công còn vướng mắc, khó khăn cho tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.  Thị trường bất động sản trầm lắng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện khai thác quỹ đất tạo nguồn thu đầu tư các dự án công trình trọng điểm của huyện.
Những khó khăn, thách thức nội tại của huyện. Quy mô kinh tế còn nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; phát triển kinh tế - xã hội chưa đồng đều; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn khó khăn. Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp, chất lượng các đô thị chưa cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, nhưng việc huy động các nguồn lực còn gặp nhiều khó khăn. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trên một số lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao, quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng, đô thị...chưa đáp ứng được yêu cầu; số cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập xã còn nhiều, khó khăn cho việc bố trí sắp xếp cán, bộ, công chức.

bt3.png

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và những khó khăn, thách thức đan xen, đồng chí Bí thư Huyện ủy đã truyền đạt Mục tiêu đến năm 2030:Xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của tỉnh; có nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển; kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nền văn hóa đậm đà bản sắc; xã hội phát triển, đời sống Nhân dân được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng - an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2030, một trung tâm động lực quan trọng, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.Các chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2025: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 17% trở lên. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện chiếm 80% trở lên. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 30.000 tỷ đồng trở lên. Tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 800 doanh nghiệp trở lên. Tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 15% trở lên. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hàng năm đạt 80% trở lên. Thu nhập bình quân đầu người đạt 74 triệu đồng trở lên. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 27% trở lên; 15 xã, thị trấn trở lên có cơ sở hạ tầng đạt tiêu chí phường theo Nghị quyết số 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD trở lên. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt 970 ha trở lên. Có 01 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.  Hoàn thành các tiêu chí, trình Trung ương thẩm định công nhận huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.

Các chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2026-2030 và đến năm 2030:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 18,3% trở lên.

- Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện chiếm 85% trở lên.

- Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 45.000 tỷ đồng trở lên.

- Tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 1.000 doanh nghiệp trở lên.

- Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hàng năm đạt 85% trở lên.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 130 triệu đồng trở lên.

- Bảo đảm cân đối thu chi ngân sách; tỷ lệ đô thị hóa đạt 50% trở lên.

- Hoàn thành đồ án quy hoạch chung đô thị toàn huyện, bảo đảm các tiêu chuẩn để trở thành thị xã trước năm 2030, trình Bộ Xây dựng thẩm định (trong năm 2026).

- Giá trị xuất khẩu đạt 1 tỷ USD trở lên.

Về  nhiệm vụ và giải pháp đó là: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ phát triển huyện Thọ Xuân. Phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đưa Thọ Xuân trở thành trung tâm công nghiệp, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, dịch vụ hàng không của tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp. Phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống đô thị, kết cấu hạ tầng, bảo đảm tiêu chí để huyện Thọ Xuân trở thành thị xã; xây dựng trung tâm hành chính mới của huyện Thọ Xuân tại đô thị Lam Sơn - Sao Vàng.  Về huy động và sử dụng nguồn lực. Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội. Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.

bt4.png

Đồng chí Bí thư Huyện ủy khẳng định: Nhiệm vụ đào tạo thế hệ cán bộ, lãnh đạo kế cận, luôn được Đảng xác định là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược lâu dài và có kế hoạch cụ thể. Đối với 76 học viên Lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn nhiệm kỳ 2025-2030 là những “hạt giống đỏ”, mang trên vai sự tin tưởng, kỳ vọng của lãnh đạo huyện sẽ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết 10-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy và Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra, phấn đấu đến năm 2025 là một trong ba huyện dẫn đầu các phong trào của tỉnh, trở thành thị xã Thọ Xuân trước năm 2030, một động lực quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

                                                                          Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân 

  

Huyện Thọ Xuân tổ chức lớp bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt cấp xã

Đăng lúc: 27/06/2024 00:00:00 (GMT+7)

Sáng 26/6/2024, đồng chí Lê Đình Hải, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đã trực tiếp truyền đạt chuyên đề Tiềm năng, lợi thế; những khó khăn, thách thức và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030cho cán bộ dự nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tham gia lớp bồi dưỡng do Huyện ủy Thọ Xuân phối hợp với trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa tổ chức.

bt.png

Đồng chí Bí thư Huyện ủy đã nêu bật về tiềm năng, lợi thế của huyện Thọ Xuân về điều kiện tự nhiên; lịch sử, văn hóa; Về chủ trương, định hướng của tỉnh phát triển huyện Thọ Xuân;  Về nguồn nhân lực. Đồng thời nêu rõ những kết quả đã đạt đươc về phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.Sau gần 04 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 27, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức; song các cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiêu quả, đến nay có 11/29 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Kinh tế tiếp tục phát triển, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, quy mô sản xuất ngày càng tăng.Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.  Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Bí thư Huyện ủy chỉ rõ 6 tồn tại, hạn chế ở các lĩnh vực đang cản trở sự phát triển.

bt1.png
Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân Lê Đình Hải


Đồng chí Bí thư Huyện ủy nêu bật những thời cơ, thuận lợi hiện nay, đó là: Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; Nhân dân Thọ Xuân có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao sản xuất, có nhiều phong trào thi đua dẫn đầu cả tỉnh, có khát vọng xây dựng Thọ Xuân phát triển.Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 10 về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 299 của HĐND tỉnh về một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển huyện Thọ Xuân (là 1 trong 4 đơn vị trong tỉnh được BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề phát triển huyện), cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư, thu hút đầu tư của tỉnh, sự nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện, sẽ mở ra thời cơ cho Thọ Xuân phát triển.Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quyết định số 153ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ) Xác định Phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành vùng kinh tế động lực mới của tỉnh gắn với Cảng hàng không Thọ Xuân và Khu công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành đô thị Lam Sơn - Sao Vàng; phát triển du lịch di sản gắn với Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Lê Hoàn.Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 27, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu Khu vực Lam Sơn - Sao Vàng là 1 trong 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh; trong đó phát triển huyện Thọ Xuân theo cấu trúc: 02 vành đai phát triển: (1) Vành đai phát triển đô thị tạo bởi các trục hiện có, gồm trục đường Hồ Chí Minh, các tuyến Quốc lộ 47, 47B, 47C, đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi thị xã Nghi Sơn và đường tỉnh 515 dọc hai bên sông Chu; (2)Vành đai liên kết sinh thái được tạo bởi trục đường tỉnh 506B và đường tạo mới kết hợp đường tỉnh 506D).  03 vùng kinh tế động lực: (1) Vùng Lam Sơn - Sao Vàng, (2) Vùng Đông hữu ngạn sông Chu và (3) Vùng tả ngạn sông Chu. 04 trụ cột tăng trưởng: (1) Phát triển hạ tầng gắn với phát triển đô thị; (2) Phát triển nhanh khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng và các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; (3) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất nông sản có thương hiệu và xây dựng sản phẩm OCOP xuất khẩu; (4) Khai thác, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch.
Truyền thống đoàn kết, đổi mới, sáng tạo của Đảng bộ huyện, ý trí, khát vọng vươn lên dựa trên nền tảng đoàn kết, đổi mới tư duy, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, cùng với khát vọng cống hiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để phấn đấu đưa huyện phát triển đi lên.

bt2.png

Về những khó khăn, thách thức từ bên ngoài. Tình hình về an ninh chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, tình hình lạm phát, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng tăng cao, thiên tai, dịch bệnh, diễn biến khó lường, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.  Một số quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý đất đai, quản lý sử dụng tài sản công còn vướng mắc, khó khăn cho tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.  Thị trường bất động sản trầm lắng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện khai thác quỹ đất tạo nguồn thu đầu tư các dự án công trình trọng điểm của huyện.
Những khó khăn, thách thức nội tại của huyện. Quy mô kinh tế còn nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; phát triển kinh tế - xã hội chưa đồng đều; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn khó khăn. Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp, chất lượng các đô thị chưa cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, nhưng việc huy động các nguồn lực còn gặp nhiều khó khăn. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trên một số lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao, quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng, đô thị...chưa đáp ứng được yêu cầu; số cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập xã còn nhiều, khó khăn cho việc bố trí sắp xếp cán, bộ, công chức.

bt3.png

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và những khó khăn, thách thức đan xen, đồng chí Bí thư Huyện ủy đã truyền đạt Mục tiêu đến năm 2030:Xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của tỉnh; có nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển; kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nền văn hóa đậm đà bản sắc; xã hội phát triển, đời sống Nhân dân được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng - an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2030, một trung tâm động lực quan trọng, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.Các chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2025: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 17% trở lên. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện chiếm 80% trở lên. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 30.000 tỷ đồng trở lên. Tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 800 doanh nghiệp trở lên. Tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 15% trở lên. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hàng năm đạt 80% trở lên. Thu nhập bình quân đầu người đạt 74 triệu đồng trở lên. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 27% trở lên; 15 xã, thị trấn trở lên có cơ sở hạ tầng đạt tiêu chí phường theo Nghị quyết số 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD trở lên. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt 970 ha trở lên. Có 01 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.  Hoàn thành các tiêu chí, trình Trung ương thẩm định công nhận huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.

Các chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2026-2030 và đến năm 2030:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 18,3% trở lên.

- Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện chiếm 85% trở lên.

- Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 45.000 tỷ đồng trở lên.

- Tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 1.000 doanh nghiệp trở lên.

- Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hàng năm đạt 85% trở lên.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 130 triệu đồng trở lên.

- Bảo đảm cân đối thu chi ngân sách; tỷ lệ đô thị hóa đạt 50% trở lên.

- Hoàn thành đồ án quy hoạch chung đô thị toàn huyện, bảo đảm các tiêu chuẩn để trở thành thị xã trước năm 2030, trình Bộ Xây dựng thẩm định (trong năm 2026).

- Giá trị xuất khẩu đạt 1 tỷ USD trở lên.

Về  nhiệm vụ và giải pháp đó là: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ phát triển huyện Thọ Xuân. Phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đưa Thọ Xuân trở thành trung tâm công nghiệp, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, dịch vụ hàng không của tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp. Phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống đô thị, kết cấu hạ tầng, bảo đảm tiêu chí để huyện Thọ Xuân trở thành thị xã; xây dựng trung tâm hành chính mới của huyện Thọ Xuân tại đô thị Lam Sơn - Sao Vàng.  Về huy động và sử dụng nguồn lực. Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội. Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.

bt4.png

Đồng chí Bí thư Huyện ủy khẳng định: Nhiệm vụ đào tạo thế hệ cán bộ, lãnh đạo kế cận, luôn được Đảng xác định là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược lâu dài và có kế hoạch cụ thể. Đối với 76 học viên Lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn nhiệm kỳ 2025-2030 là những “hạt giống đỏ”, mang trên vai sự tin tưởng, kỳ vọng của lãnh đạo huyện sẽ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết 10-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy và Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra, phấn đấu đến năm 2025 là một trong ba huyện dẫn đầu các phong trào của tỉnh, trở thành thị xã Thọ Xuân trước năm 2030, một động lực quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

                                                                          Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân 

  

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Thọ Lộc, Thôn 4, Xã Thọ Lộc, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com