Nghề nón lá xã Thọ Lộc
Nghề nón lá xã Thọ Lộc có vai trò rất quan trọng trong đời sống
Nghề nón lá xã Thọ Lộc được du nhập vào địa phương từ những năm 1947 1948. Thực dân pháp mở rộng chiếm đóng vùng Bắc bộ, nhiều gia đình ở khu III đã di cư vào Thanh Hóa trong đó có một số gia đình đến sinh sống ở Thọ Lộc và họ mang theo những nghề thủ công như nghề mộc, nón lá, dệt vải. Riêng nghề nón lá đã được nhân dân trong xã tiếp nhận và phát triển cho đến bây giờ.
Nghề nón lá lúc đầu chỉ có vài hộ làm để cung cấp cho nhu cầu bà con trong làng xóm. Đến sau năm 1954 đã được phát triển rộng khắp cả 4 làng trong xã. Nguyên liệu của nón lá chủ yếu lấy từ địa phương. Sau này (những năm 60 của thế kỷ trước) do sự phát triển nhanh chóng của nghề nón lá, do đó nguyên liệu chủ yếu của nón lá được chuyển từ Nghệ An ra. Từ sau năm 1975 sợi múc không còn được dùng khâu nón nữa và được thay bằng sợi nhựa tổng hợp đều và đẹp hơn, kèm theo đó là sự trang trí hình ảnh làm cho chiếc nón càng thêm duyên dáng.
Nghề may nón lá đã tạo ra một không khí lao động thủ công trong thôn xóm. Tranh thủ lúc nông nhàn các hộ gia đình đều may nón lá, từ người trẻ tuổi đến các cụ già đều làm được.
(Hình ảnh: Người dân đang là lá)
Sản phẩm nón lá đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các gia đình trong xã. Hiện nay mỗi chiếc nón hoàn chỉnh được bán ra thị trường từ 20.000 đ 50.000 đồng hoặc hơn nữa tùy theo yêu cầu của khách.
Hình ảnh chiếc nón lá đơn sơ, bình dị đã có từ rất lâu đời, và cho đến tận ngày nay nó vẫn là một món đồ không thể thiếu đối với người dân lao động, đặc biệt là những người phụ nữ chất phác, cần cù, quanh năm với công việc ruộng đồng.
Nhìn bên ngoài, chiếc nón chỉ là một hình chóp, có cấu tạo hết sức đơn giản, chỉ vài tấm lá nón, vài vành vầu, cộng thêm những sợi cước màu là đã có ngay một chiếc nón lá mát rượi, duyên dáng. Nhưng để có được một chiếc nón hoàn chỉnh, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay của những người may nón, phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, may nón, cho đến trang trí, Đó là cả một lòng tâm huyết, sự yêu nghề và những kinh nghiệm quý báu được truyền từ đời này sang đời khác.
Để làm ra một chiếc nón đẹp và tinh xảo, đòi hỏi người làm phải chọn tỉ mỉ nguyên liệu từ ban đầu. Lá làm nón phải là những tàu lá nón đã già, dày và có màu đậm, đặc biệt chiếc lá phải lành lặn, tròn đều. Công đoạn tiếp theo là rẽ lá và là lá. Vầu dùng để làm nón được chẻ nhỏ, sau đó gọt sạch cho thật mềm mịn không bị xước, rồi được uốn thành những vòng tròn theo thứ tự từ nhỏ đến to dần. Những chiếc vành tuy nhỏ, nhưng được coi như là khung xương của chiếc nón lá, là yếu tố tạo nên hình hài cho chiếc nón và giữ cho chiếc nón luôn được thật chắc chắn. Cuối cùng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lá nón, bẹ măng và vành nón được đan vào nón một cách khéo léo thông qua những đôi tay cần mẫn của những người thợ làm nón. Những chiếc nón sau khi được may xong được phủ một lớp dầu và người ta không quên buộc thêm những chiếc quai bằng vải hoặc lụa. Sau cùng những chiếc nón được đem ra phơi ngoài nắng một lần nữa để được chắc chắn hơn. Cứ thế, bí quyết, kinh nghiệm và kỹ thuật làm nghề cũng như tâm huyết làm nón lá được truyền từ đời này sang đời khác.
(Hình ảnh rẽ lá)
(Hình ảnh là lá nón)
Để làm nón người thợ phải vô cùng khéo léo và tỉ mỉ. Khung nón được làm từ những thanh vầu khô và dẻo. Dưới bàn tay khéo léo của con người, những thanh vầu ấy được vót thật tròn và mịn. Sau đó được uốn thành những vòng tròn có đường kính to, nhỏ khác nhau và lần lượt từ thấp đến cao, vành lớn rồi vành nhỏ để dựng thành khung nón có hình chóp nhọn. Khung chiếc nón lá có 15- 16 vòng tất cả, vòng to nhất có đường kính khoảng 40 - 43 cm, những vòng tiếp theo càng lên đỉnh càng nhỏ dần, vòng nhỏ nhất chỉ bằng đồng xu. Vành nón phải đều tăm tắp, không được méo mó, xộc xệch thì mới tạo ra được những chiếc nón đẹp. Khung nón được làm như vậy sẽ tạo dáng nón thanh thoát, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp của người đội nón.
(Hình ảnh vót vành, tạo khung vành nón)
Sau công đoạn làm khuôn là đóng lá nón. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay làm sao để nón lá phân bố đều trên khung, hình dáng cân đối và khi may lá nón không bị chồng lên nhau. Người thợ lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi xếp ngay ngắn lên khung nón. Mỗi chiếc nón gồm có 2 lớp lá bình quân 25 lá nón cho 1 lớp lá, có một lớp bẹ măng ở giữa tầm 5-7 bẹ.
(Hình ảnh đóng nón)
Sau khi đã có một bộ khung hoàn hảo, công đoạn cuối cùng là may nón bằng kim và cước mỏng như sợi chỉ. Người may phải căn cho mũi chỉ đều tăm tắp, uốn theo vành nón. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, cẩn thận, tỉ mỉ thì chiếc nón mới phẳng, khi đóng nón người thợ phải khéo léo để không làm hở chóp, lá được xếp tránh bị cộm và để may nón không bị mũi kim đâm vào tay. Những đường kim mũi chỉ lên xuống nhịp nhàng sẽ gắn chặt lá nón và vành lại với nhau. Điều quan trọng nữa là mũi may yêu cầu phải ngắn, lỗ nhỏ thì chiếc nón mới tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường khâu.
Chiếc nón may xong được sâu lôi quay nón.Quai nón được buộc đối xứng ở hai bên. Quai nón thường làm từ nhung, lụa hay chỉ với những màu sắc: cam, đỏ, hồng, tím
(Hình ảnh sâu quay lôi nón)
Chiếc nón hoàn thành xong được quét một lớp dầu bóng để thêm bền và tăng tính thẩm mĩ. Một chiếc nón đẹp là cả sự chăm chút của người làm nón.
Trải qua năm tháng đến nay nghề nón lá Thọ Lộc vẫn tồn tại và phát triển, nhân dân thôn 3 và thôn 4 đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống.
Nguồn: Làng nghề thôn 3
Nghề nón lá xã Thọ Lộc
Nghề nón lá xã Thọ Lộc có vai trò rất quan trọng trong đời sống
Nghề nón lá xã Thọ Lộc được du nhập vào địa phương từ những năm 1947 1948. Thực dân pháp mở rộng chiếm đóng vùng Bắc bộ, nhiều gia đình ở khu III đã di cư vào Thanh Hóa trong đó có một số gia đình đến sinh sống ở Thọ Lộc và họ mang theo những nghề thủ công như nghề mộc, nón lá, dệt vải. Riêng nghề nón lá đã được nhân dân trong xã tiếp nhận và phát triển cho đến bây giờ.
Nghề nón lá lúc đầu chỉ có vài hộ làm để cung cấp cho nhu cầu bà con trong làng xóm. Đến sau năm 1954 đã được phát triển rộng khắp cả 4 làng trong xã. Nguyên liệu của nón lá chủ yếu lấy từ địa phương. Sau này (những năm 60 của thế kỷ trước) do sự phát triển nhanh chóng của nghề nón lá, do đó nguyên liệu chủ yếu của nón lá được chuyển từ Nghệ An ra. Từ sau năm 1975 sợi múc không còn được dùng khâu nón nữa và được thay bằng sợi nhựa tổng hợp đều và đẹp hơn, kèm theo đó là sự trang trí hình ảnh làm cho chiếc nón càng thêm duyên dáng.
Nghề may nón lá đã tạo ra một không khí lao động thủ công trong thôn xóm. Tranh thủ lúc nông nhàn các hộ gia đình đều may nón lá, từ người trẻ tuổi đến các cụ già đều làm được.
(Hình ảnh: Người dân đang là lá)
Sản phẩm nón lá đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các gia đình trong xã. Hiện nay mỗi chiếc nón hoàn chỉnh được bán ra thị trường từ 20.000 đ 50.000 đồng hoặc hơn nữa tùy theo yêu cầu của khách.
Hình ảnh chiếc nón lá đơn sơ, bình dị đã có từ rất lâu đời, và cho đến tận ngày nay nó vẫn là một món đồ không thể thiếu đối với người dân lao động, đặc biệt là những người phụ nữ chất phác, cần cù, quanh năm với công việc ruộng đồng.
Nhìn bên ngoài, chiếc nón chỉ là một hình chóp, có cấu tạo hết sức đơn giản, chỉ vài tấm lá nón, vài vành vầu, cộng thêm những sợi cước màu là đã có ngay một chiếc nón lá mát rượi, duyên dáng. Nhưng để có được một chiếc nón hoàn chỉnh, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay của những người may nón, phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, may nón, cho đến trang trí, Đó là cả một lòng tâm huyết, sự yêu nghề và những kinh nghiệm quý báu được truyền từ đời này sang đời khác.
Để làm ra một chiếc nón đẹp và tinh xảo, đòi hỏi người làm phải chọn tỉ mỉ nguyên liệu từ ban đầu. Lá làm nón phải là những tàu lá nón đã già, dày và có màu đậm, đặc biệt chiếc lá phải lành lặn, tròn đều. Công đoạn tiếp theo là rẽ lá và là lá. Vầu dùng để làm nón được chẻ nhỏ, sau đó gọt sạch cho thật mềm mịn không bị xước, rồi được uốn thành những vòng tròn theo thứ tự từ nhỏ đến to dần. Những chiếc vành tuy nhỏ, nhưng được coi như là khung xương của chiếc nón lá, là yếu tố tạo nên hình hài cho chiếc nón và giữ cho chiếc nón luôn được thật chắc chắn. Cuối cùng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lá nón, bẹ măng và vành nón được đan vào nón một cách khéo léo thông qua những đôi tay cần mẫn của những người thợ làm nón. Những chiếc nón sau khi được may xong được phủ một lớp dầu và người ta không quên buộc thêm những chiếc quai bằng vải hoặc lụa. Sau cùng những chiếc nón được đem ra phơi ngoài nắng một lần nữa để được chắc chắn hơn. Cứ thế, bí quyết, kinh nghiệm và kỹ thuật làm nghề cũng như tâm huyết làm nón lá được truyền từ đời này sang đời khác.
(Hình ảnh rẽ lá)
(Hình ảnh là lá nón)
Để làm nón người thợ phải vô cùng khéo léo và tỉ mỉ. Khung nón được làm từ những thanh vầu khô và dẻo. Dưới bàn tay khéo léo của con người, những thanh vầu ấy được vót thật tròn và mịn. Sau đó được uốn thành những vòng tròn có đường kính to, nhỏ khác nhau và lần lượt từ thấp đến cao, vành lớn rồi vành nhỏ để dựng thành khung nón có hình chóp nhọn. Khung chiếc nón lá có 15- 16 vòng tất cả, vòng to nhất có đường kính khoảng 40 - 43 cm, những vòng tiếp theo càng lên đỉnh càng nhỏ dần, vòng nhỏ nhất chỉ bằng đồng xu. Vành nón phải đều tăm tắp, không được méo mó, xộc xệch thì mới tạo ra được những chiếc nón đẹp. Khung nón được làm như vậy sẽ tạo dáng nón thanh thoát, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp của người đội nón.
(Hình ảnh vót vành, tạo khung vành nón)
Sau công đoạn làm khuôn là đóng lá nón. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay làm sao để nón lá phân bố đều trên khung, hình dáng cân đối và khi may lá nón không bị chồng lên nhau. Người thợ lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi xếp ngay ngắn lên khung nón. Mỗi chiếc nón gồm có 2 lớp lá bình quân 25 lá nón cho 1 lớp lá, có một lớp bẹ măng ở giữa tầm 5-7 bẹ.
(Hình ảnh đóng nón)
Sau khi đã có một bộ khung hoàn hảo, công đoạn cuối cùng là may nón bằng kim và cước mỏng như sợi chỉ. Người may phải căn cho mũi chỉ đều tăm tắp, uốn theo vành nón. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, cẩn thận, tỉ mỉ thì chiếc nón mới phẳng, khi đóng nón người thợ phải khéo léo để không làm hở chóp, lá được xếp tránh bị cộm và để may nón không bị mũi kim đâm vào tay. Những đường kim mũi chỉ lên xuống nhịp nhàng sẽ gắn chặt lá nón và vành lại với nhau. Điều quan trọng nữa là mũi may yêu cầu phải ngắn, lỗ nhỏ thì chiếc nón mới tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường khâu.
Chiếc nón may xong được sâu lôi quay nón.Quai nón được buộc đối xứng ở hai bên. Quai nón thường làm từ nhung, lụa hay chỉ với những màu sắc: cam, đỏ, hồng, tím
(Hình ảnh sâu quay lôi nón)
Chiếc nón hoàn thành xong được quét một lớp dầu bóng để thêm bền và tăng tính thẩm mĩ. Một chiếc nón đẹp là cả sự chăm chút của người làm nón.
Trải qua năm tháng đến nay nghề nón lá Thọ Lộc vẫn tồn tại và phát triển, nhân dân thôn 3 và thôn 4 đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống.
Nguồn: Làng nghề thôn 3
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com