Doanh nghiệp thiệt hại lớn vẫn nỗ lực cứu trợ vùng bão lũ
Dù hoạt động bị thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực chung tay trợ giúp người dân vùng bão lụt bằng nhiều cách khác nhau.
Kinh doanh đa ngành, hiện diện ở hàng chục địa phương miền Bắc, hoạt động của các đơn vị thuộc Tập đoàn Masan đã chịu những thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi. Theo thống kê sơ bộ đến nay, gần 700 cơ sở tại phía Bắc của hệ thống siêu thị, cửa hàng WinMart bị hư hại, nặng nhất là hỏng hàng hóa do ngập nước, mất điện kéo dài, tủ đông, tủ mát, máy tính bị ngâm nước.
Với mảng nông nghiệp 4 nông trại WinEco ở Hà Nam, Quảng Ninh, Tam Đảo và Hải Phòng, Masan gần như mất trắng sản lượng khi bị bão tàn phá hoàn toàn. Cụm nhà máy thịt Meatlife tại Hà Nam và trại gà Bắc Giang bị cô lập. Đến ngày 10/9, gần 300 cán bộ nhân viên Masan High-Tech Materials (MHT) - đơn vị chuyên khai thác khoáng sản của tập đoàn này ở Thái Nguyên thuộc diện bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, trong đó 47 người bị cô lập, 61 người mất liên lạc.
Trong lúc vừa khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa phải lo đảm bảo an toàn cho nhân viên, Masan vẫn nhanh chóng đưa ra chính sách để giúp đỡ các vùng bão lụt. Doanh nghiệp này đã chủ động liên lạc với chính quyền các địa phương bị ảnh hưởng để hỗ trợ 16.000 phần quà (gồm cháo dinh dưỡng, mỳ gói, phở, sữa, nước tăng lực...) với trị giá ước tính khoảng 7 tỷ đồng.
Nhân viên Masan xếp mỳ lên xe chở hàng hóa cứu trợ vùng bão lụt ở Thái Nguyên. Ảnh: MSN
Khi thiên tai vẫn diễn biến khó lường, khiến chi phí vận hành và vận chuyển hàng hóa gia tăng, Masan vẫn cam kết ổn định giá các mặt hàng, thực phẩm thiết yếu tại hệ thống siêu thị. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiếp tục kêu gọi nhân viên chung tay gây quỹ ủng hộ đồng bào vùng bão lụt.
Tương tự, ông lớn ngành bán lẻ khác - Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động ghi nhận 3-5% cơ sở (Thế Giới Di Động, Điện máy Xanh) trên tổng số cửa hàng của hệ thống bị thiệt hại. "Hiện lũ lụt vẫn diễn ra nên những cửa hàng này vẫn phải đóng cửa. Việc quan trọng nhất lúc này là đảm bảo an toàn cho nhân viên và người thân của họ, giảm thiểu thiệt hại vật chất tại cửa hàng, nhà kho trung tâm", đại diện Thế Giới Di Động cho biết.
Tuy vậy, đơn vị này cũng đã gấp rút làm việc với nhà cung cấp để đặt 10.000 nồi cơm điện tặng người dân vùng bão lũ, nhằm giúp sớm tái thiết cuộc sống trở lại. Cùng với đó, công ty cũng đang nỗ lực đảm bảo đủ tồn kho các sản phẩm như sạc dự phòng, đèn tích điện, bếp gas, cũng như có chương trình đồng hành hỗ trợ bà con sẳm sửa lại các thiết bị điện tử đã bị hư hỏng.
Một cửa hàng của Thế Giới Di Động ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ bị ảnh hưởng bởi lụt. Ảnh: MWG
Ngay trong ngày 11/9 các doanh nghiệp bán lẻ khác như MM Mega Market, Central Retail Việt Nam cũng có những chuyến xe chở đầy hàng hóa tới vùng lũ. Trong đó, chuyến xe cứu trợ đầu tiên của MM Mega Market mang theo 1.000 thùng mì, 300 thùng nước đã đến Lạng Sơn. Còn chủ chuỗi siêu thị Go, BigC ủng hộ 10.000 suất nhu yếu phẩm cho các gia đình, với tổng chi phí hơn 1,2 tỷ đồng.
Vinamilk cũng sẽ vận chuyển hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng với tổng giá trị gần 3 tỷ đồng cho 10 tỉnh thành. Đợt hàng đầu tiên đã đến Thái Nguyên, Yên Bái chiều ngày 11/9.
Để giúp hàng hóa cứu trợ từ miền Trung, miền Nam ra Bắc nhanh hơn, Vietnam Airlines Group, Bamboo Airways miễn phí cước vận chuyển từ nay đến gần cuối tháng 9. Riêng hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu với lo ngại dịch bệnh hậu bão lũ cũng sẽ phát miễn phí kit sơ cứu, kit cảm sốt tiêu chảy cho người dân ở các vùng bị bão lụt tàn phá như Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ...
Bên cạnh hiện vật, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu ủng hộ hiện kim lên đến hàng tỷ đồng. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong hai ngày qua đã quyên góp 5 tỷ đồng vào quỹ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngoài ra, Petrolimex hỗ trợ Sơn La 3 tỷ, Cao Bằng 2 tỷ và Yên Bái 2 tỷ.
Thông qua quỹ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt cũng ủng hộ 5 tỷ đồng, Chicilon Media và Ngân hàng Woori Việt Nam quyền góp 2 tỷ mỗi đơn vị để khắc phục hậu quả của bão số 3.
Hãng hàng không Vietjet Air cũng dự kiến ủng hộ 5 tỷ lấy từ việc trích 5.000 đồng với mỗi vé bán ra từ nay đến hết ngày 30/9. Tuy nhiên, trước mắt, hãng đã trích 2 tỷ để mua lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc men để kịp thời cung cấp cho người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp thiệt hại lớn vẫn nỗ lực cứu trợ vùng bão lũ
12/09/2024 08:10:41 -
Đảng uỷ xã Thọ Lộc tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm 2024
29/07/2024 00:00:00 -
Hội diễn văn nghệ quần chúng năm 2024
16/07/2024 00:00:00 -
Công an huyện Thọ Xuân tăng cường các biện pháp đảm bảo ATGT
13/06/2024 00:00:00
Doanh nghiệp thiệt hại lớn vẫn nỗ lực cứu trợ vùng bão lũ
Dù hoạt động bị thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực chung tay trợ giúp người dân vùng bão lụt bằng nhiều cách khác nhau.
Kinh doanh đa ngành, hiện diện ở hàng chục địa phương miền Bắc, hoạt động của các đơn vị thuộc Tập đoàn Masan đã chịu những thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi. Theo thống kê sơ bộ đến nay, gần 700 cơ sở tại phía Bắc của hệ thống siêu thị, cửa hàng WinMart bị hư hại, nặng nhất là hỏng hàng hóa do ngập nước, mất điện kéo dài, tủ đông, tủ mát, máy tính bị ngâm nước.
Với mảng nông nghiệp 4 nông trại WinEco ở Hà Nam, Quảng Ninh, Tam Đảo và Hải Phòng, Masan gần như mất trắng sản lượng khi bị bão tàn phá hoàn toàn. Cụm nhà máy thịt Meatlife tại Hà Nam và trại gà Bắc Giang bị cô lập. Đến ngày 10/9, gần 300 cán bộ nhân viên Masan High-Tech Materials (MHT) - đơn vị chuyên khai thác khoáng sản của tập đoàn này ở Thái Nguyên thuộc diện bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, trong đó 47 người bị cô lập, 61 người mất liên lạc.
Trong lúc vừa khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa phải lo đảm bảo an toàn cho nhân viên, Masan vẫn nhanh chóng đưa ra chính sách để giúp đỡ các vùng bão lụt. Doanh nghiệp này đã chủ động liên lạc với chính quyền các địa phương bị ảnh hưởng để hỗ trợ 16.000 phần quà (gồm cháo dinh dưỡng, mỳ gói, phở, sữa, nước tăng lực...) với trị giá ước tính khoảng 7 tỷ đồng.
Nhân viên Masan xếp mỳ lên xe chở hàng hóa cứu trợ vùng bão lụt ở Thái Nguyên. Ảnh: MSN
Khi thiên tai vẫn diễn biến khó lường, khiến chi phí vận hành và vận chuyển hàng hóa gia tăng, Masan vẫn cam kết ổn định giá các mặt hàng, thực phẩm thiết yếu tại hệ thống siêu thị. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiếp tục kêu gọi nhân viên chung tay gây quỹ ủng hộ đồng bào vùng bão lụt.
Tương tự, ông lớn ngành bán lẻ khác - Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động ghi nhận 3-5% cơ sở (Thế Giới Di Động, Điện máy Xanh) trên tổng số cửa hàng của hệ thống bị thiệt hại. "Hiện lũ lụt vẫn diễn ra nên những cửa hàng này vẫn phải đóng cửa. Việc quan trọng nhất lúc này là đảm bảo an toàn cho nhân viên và người thân của họ, giảm thiểu thiệt hại vật chất tại cửa hàng, nhà kho trung tâm", đại diện Thế Giới Di Động cho biết.
Tuy vậy, đơn vị này cũng đã gấp rút làm việc với nhà cung cấp để đặt 10.000 nồi cơm điện tặng người dân vùng bão lũ, nhằm giúp sớm tái thiết cuộc sống trở lại. Cùng với đó, công ty cũng đang nỗ lực đảm bảo đủ tồn kho các sản phẩm như sạc dự phòng, đèn tích điện, bếp gas, cũng như có chương trình đồng hành hỗ trợ bà con sẳm sửa lại các thiết bị điện tử đã bị hư hỏng.
Một cửa hàng của Thế Giới Di Động ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ bị ảnh hưởng bởi lụt. Ảnh: MWG
Ngay trong ngày 11/9 các doanh nghiệp bán lẻ khác như MM Mega Market, Central Retail Việt Nam cũng có những chuyến xe chở đầy hàng hóa tới vùng lũ. Trong đó, chuyến xe cứu trợ đầu tiên của MM Mega Market mang theo 1.000 thùng mì, 300 thùng nước đã đến Lạng Sơn. Còn chủ chuỗi siêu thị Go, BigC ủng hộ 10.000 suất nhu yếu phẩm cho các gia đình, với tổng chi phí hơn 1,2 tỷ đồng.
Vinamilk cũng sẽ vận chuyển hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng với tổng giá trị gần 3 tỷ đồng cho 10 tỉnh thành. Đợt hàng đầu tiên đã đến Thái Nguyên, Yên Bái chiều ngày 11/9.
Để giúp hàng hóa cứu trợ từ miền Trung, miền Nam ra Bắc nhanh hơn, Vietnam Airlines Group, Bamboo Airways miễn phí cước vận chuyển từ nay đến gần cuối tháng 9. Riêng hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu với lo ngại dịch bệnh hậu bão lũ cũng sẽ phát miễn phí kit sơ cứu, kit cảm sốt tiêu chảy cho người dân ở các vùng bị bão lụt tàn phá như Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ...
Bên cạnh hiện vật, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu ủng hộ hiện kim lên đến hàng tỷ đồng. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong hai ngày qua đã quyên góp 5 tỷ đồng vào quỹ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngoài ra, Petrolimex hỗ trợ Sơn La 3 tỷ, Cao Bằng 2 tỷ và Yên Bái 2 tỷ.
Thông qua quỹ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt cũng ủng hộ 5 tỷ đồng, Chicilon Media và Ngân hàng Woori Việt Nam quyền góp 2 tỷ mỗi đơn vị để khắc phục hậu quả của bão số 3.
Hãng hàng không Vietjet Air cũng dự kiến ủng hộ 5 tỷ lấy từ việc trích 5.000 đồng với mỗi vé bán ra từ nay đến hết ngày 30/9. Tuy nhiên, trước mắt, hãng đã trích 2 tỷ để mua lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc men để kịp thời cung cấp cho người dân.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com