Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
131869

Lịch sử Thành Hoàng Làng Đình Làng Quả Thượng

Ngày 30/04/2023 00:00:00

Lịch sử Thành Hoàng Làng Đình Làng Quả Thượng

 

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có hai ông tên là Lý Ứng và Lý Lam quê tận xứ Đông (tỉnh Hải Dương), là tướng giỏi thời Lý rồi làm quan thời Trần, do thất sủng với triều đình đành chạy vào miền trong lánh nạn. Sau nhiều ngày đi bộ cho đến một chiều cuối thu, bụng đói, miệng khát, chân mỏi, hai ông dừng chân dưới một gốc cây Trôi to, họ ứa nước mắt nhìn nhau và ngửa mặt lên trời than: "Âu cũng là số trời định, chắc hai anh em mình không qua khỏi đêm nay".

Bỗng một cơn gió mạnh thổi qua, những quả Trôi vàng mọng rơi lộp bộp quanh gốc, hai ông nhặt đưa vào miệng nhai. Có ai ngờ vị chát, chua của trời và vị ngọt bùi của đất tụ vào trong quả đã mang lại sinh lực cho ông Ứng, ông Lam.

Sáng dậy hai ông trèo lên cây nhìn ra xung quanh, cảm nhận được đây là vùng đất quý, cây cối xanh tươi, chim thú từng bầy nên đã quyết định dựng lều lập trại.

"Đất lành chim đậu", dân tứ xứ cũng tìm về, cuộc sống lúc đầu khó khăn, thức ăn là hái lượm quả cây, bẫy bắt thú rừng, sau hai ông hướng dẫn cho mọi người trỉa lúa, trồng bông.

Đất không phụ lòng người, lúa mẩy hạt, bông trắng cành, đời sống ngày thêm no đủ, ai cũng mừng, cũng vui và quyết định đặt tên cho vùng đất này là Trại Quả (Quả có nghĩa là điểm dừng, là thành quả và cũng hàm ý nhắc đến những quả Trôi đã cứu sống ông Ứng, ông Lam).

Trải qua năm tháng chống chọi với hiểm họa của thiên nhiên và đấu tranh bảo vệ Trại, người dân Trại Quả luôn thể hiện bản lĩnh kiên cường, giàu nhuệ khí nên đã đặt thêm chữ Nhuệ thành Trại Quả Nhuệ và sau này là làng Quả Nhuệ.

Dân mỗi ngày một đông, làng mỗi ngày một rộng, ông Ứng ông Lam chia làng ra làm hai, nửa Làng phía trên gọi là Quả Nhuệ Thượng, nửa làng phía dưới  gọi là Quả Nhuệ Hạ, về sau gọi tắt là làng Quả Thượng và làng Quả Hạ.

Những năm cuối đời, ông Ứng, ông Lam xuất gia nhập Phật, chuyên làm việc thiện. Đến đêm mùng 9, rạng ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (không rõ năm nào), bỗng dưng sấm chớp ầm ầm, mưa rào sầm sập, hai ông bỏ làng, bỏ Am ra đi. Dân làng nháo nhác đi tìm, lần theo dấu vết đến một bãi rậm của làng Neo Trung (nay thuộc xã Bắc Lương) thì thấy một đống mối đùn to thành một cái gò. Biết hai ông đã quy tiên, ai ai cũng tiếc thương và tôn ông là Thành Hoàng Làng. Để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đến ông hàng năm cứ đến ngày 10/3 âm lịch nhân dân trong làng tổ chức tế lễ, dâng lễ vật, đọc chúc văn, dâng hương cúi xin ngài Thành Hoàng Làng ban phước lành bình an cho nhân dân trong làng.

 Năm 2023 được sự cho phép của Cấp ủy  Đảng, chính quyền địa phương Ban Trị Sự làng Quả Thượng đã long trọng tổ chức dâng hương Thành Hoàng Làng về  dự có  các đồng chí lãnh đạo Đảng chính quyền, cán bộ, công chức cùng  toàn thể bà con nhân làng Quả Thượng. Hội làng đã diễn rất trang nghiêm thành kính dâng lễ tưởng nhớ về người có công lập làng giữ làng. Dưới đây là 1 số hình ảnh tại Hội làng

 

 

 

 

 

 

 

 Nguồn: Vân Anh

  

Lịch sử Thành Hoàng Làng Đình Làng Quả Thượng

Đăng lúc: 30/04/2023 00:00:00 (GMT+7)

Lịch sử Thành Hoàng Làng Đình Làng Quả Thượng

 

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có hai ông tên là Lý Ứng và Lý Lam quê tận xứ Đông (tỉnh Hải Dương), là tướng giỏi thời Lý rồi làm quan thời Trần, do thất sủng với triều đình đành chạy vào miền trong lánh nạn. Sau nhiều ngày đi bộ cho đến một chiều cuối thu, bụng đói, miệng khát, chân mỏi, hai ông dừng chân dưới một gốc cây Trôi to, họ ứa nước mắt nhìn nhau và ngửa mặt lên trời than: "Âu cũng là số trời định, chắc hai anh em mình không qua khỏi đêm nay".

Bỗng một cơn gió mạnh thổi qua, những quả Trôi vàng mọng rơi lộp bộp quanh gốc, hai ông nhặt đưa vào miệng nhai. Có ai ngờ vị chát, chua của trời và vị ngọt bùi của đất tụ vào trong quả đã mang lại sinh lực cho ông Ứng, ông Lam.

Sáng dậy hai ông trèo lên cây nhìn ra xung quanh, cảm nhận được đây là vùng đất quý, cây cối xanh tươi, chim thú từng bầy nên đã quyết định dựng lều lập trại.

"Đất lành chim đậu", dân tứ xứ cũng tìm về, cuộc sống lúc đầu khó khăn, thức ăn là hái lượm quả cây, bẫy bắt thú rừng, sau hai ông hướng dẫn cho mọi người trỉa lúa, trồng bông.

Đất không phụ lòng người, lúa mẩy hạt, bông trắng cành, đời sống ngày thêm no đủ, ai cũng mừng, cũng vui và quyết định đặt tên cho vùng đất này là Trại Quả (Quả có nghĩa là điểm dừng, là thành quả và cũng hàm ý nhắc đến những quả Trôi đã cứu sống ông Ứng, ông Lam).

Trải qua năm tháng chống chọi với hiểm họa của thiên nhiên và đấu tranh bảo vệ Trại, người dân Trại Quả luôn thể hiện bản lĩnh kiên cường, giàu nhuệ khí nên đã đặt thêm chữ Nhuệ thành Trại Quả Nhuệ và sau này là làng Quả Nhuệ.

Dân mỗi ngày một đông, làng mỗi ngày một rộng, ông Ứng ông Lam chia làng ra làm hai, nửa Làng phía trên gọi là Quả Nhuệ Thượng, nửa làng phía dưới  gọi là Quả Nhuệ Hạ, về sau gọi tắt là làng Quả Thượng và làng Quả Hạ.

Những năm cuối đời, ông Ứng, ông Lam xuất gia nhập Phật, chuyên làm việc thiện. Đến đêm mùng 9, rạng ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (không rõ năm nào), bỗng dưng sấm chớp ầm ầm, mưa rào sầm sập, hai ông bỏ làng, bỏ Am ra đi. Dân làng nháo nhác đi tìm, lần theo dấu vết đến một bãi rậm của làng Neo Trung (nay thuộc xã Bắc Lương) thì thấy một đống mối đùn to thành một cái gò. Biết hai ông đã quy tiên, ai ai cũng tiếc thương và tôn ông là Thành Hoàng Làng. Để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đến ông hàng năm cứ đến ngày 10/3 âm lịch nhân dân trong làng tổ chức tế lễ, dâng lễ vật, đọc chúc văn, dâng hương cúi xin ngài Thành Hoàng Làng ban phước lành bình an cho nhân dân trong làng.

 Năm 2023 được sự cho phép của Cấp ủy  Đảng, chính quyền địa phương Ban Trị Sự làng Quả Thượng đã long trọng tổ chức dâng hương Thành Hoàng Làng về  dự có  các đồng chí lãnh đạo Đảng chính quyền, cán bộ, công chức cùng  toàn thể bà con nhân làng Quả Thượng. Hội làng đã diễn rất trang nghiêm thành kính dâng lễ tưởng nhớ về người có công lập làng giữ làng. Dưới đây là 1 số hình ảnh tại Hội làng

 

 

 

 

 

 

 

 Nguồn: Vân Anh

  

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Thọ Lộc, Thôn 4, Xã Thọ Lộc, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com