Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
131869

Tổng hợp tiêm phòng

Ngày 28/03/2023 00:00:00

Vì sao người dân phải tham gia công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm



Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm. Khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễn dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người. Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên sau thời gian triển khai công tác tiêm phòng trên địa bàn xã chưa đạt kết quả cao, các hộ dân còn chưa chủ động tham gia. Cụ thể đàn lợn tiêm được 154 con trên tổng 820 con.; đàn trâu bò tiêm được 13 con trên 154 con; Đàn gia cầm đã tiêm được 4600 con trên 16.207 con. Đàn chó đã tiêm được 347 con trên tổng 352 con.

Để chủ động phòng tránh, ngăn chặn đạt  hiệu quả dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã; các cá nhân, tập thể, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm có trách nhiệm thực hiện nghiêm Kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2023 của UBND xã đã ban hành.

Tất cả các hộ, các trang trại có chăn nuôi gia súc, gia cầm bắt buộc phải tiêm phòng đạt tỷ lệ 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng, đảm bảo công tác tiêm phòng nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật.

1.1.  Đối với đàn trâu bò:

Đối với đàn trâu, bò: Tiêm 3 loại vacxin gồm vacxin phòng bệnh Viêm da nổi cục; Lở mồm long móng và vacxin Tụ huyết trùng.

          1.2. Đối với đàn lợn:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn (DTL), tụ huyết trùng (THT) lợn trên địa bàn toàn xã.

- Ngoài hai loại vacxin bắt buộc là Dịch tả lợn và tụ đấu thì tiêm thêm:

+ Tiêm phòng vacxin phòng bệnh Tai xanh lợn (PRRS): tiêm vacxin tai xanh cho lợn ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại, gia trại lợn nái, đực giống.

+ Tiêm vắc xin LMLM cho đàn lợn nái, đực giống, các loại lợn ở trang trại, gia trại. Khi có dịch thực hiện tiêm phòng toàn bộ gia súc mẫn cảm với bệnh trong vùng dịch và vùng bị uy hiếp.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh lép tô, phó thương hàn lợn ở những vùng có nguy cơ cao.

          1.3. Đối đàn gia cầm:

Tiêm vacxin phòng dịch Cúm gia cầm (A/H5N1 A/H5N6), vac xin Newcastle, Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng gia cầm cho đàn gia cầm.

1.4. Đối với đàn chó, mèo.

Tiêm vác xin phòng bệnh Dại.

Những hộ không chấp hành tiêm phòng sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi có dịch xảy ra.  Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trên địa bàn xã phải chịu trách nhiệm theo Luật thú y. Cụ thể, Tại điều 7 trong Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.

Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Thời gian tổ chức tiêm vét BCĐ sẽ thông báo đến sau./.

  

Tổng hợp tiêm phòng

Đăng lúc: 28/03/2023 00:00:00 (GMT+7)

Vì sao người dân phải tham gia công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm



Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm. Khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễn dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người. Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên sau thời gian triển khai công tác tiêm phòng trên địa bàn xã chưa đạt kết quả cao, các hộ dân còn chưa chủ động tham gia. Cụ thể đàn lợn tiêm được 154 con trên tổng 820 con.; đàn trâu bò tiêm được 13 con trên 154 con; Đàn gia cầm đã tiêm được 4600 con trên 16.207 con. Đàn chó đã tiêm được 347 con trên tổng 352 con.

Để chủ động phòng tránh, ngăn chặn đạt  hiệu quả dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã; các cá nhân, tập thể, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm có trách nhiệm thực hiện nghiêm Kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2023 của UBND xã đã ban hành.

Tất cả các hộ, các trang trại có chăn nuôi gia súc, gia cầm bắt buộc phải tiêm phòng đạt tỷ lệ 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng, đảm bảo công tác tiêm phòng nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật.

1.1.  Đối với đàn trâu bò:

Đối với đàn trâu, bò: Tiêm 3 loại vacxin gồm vacxin phòng bệnh Viêm da nổi cục; Lở mồm long móng và vacxin Tụ huyết trùng.

          1.2. Đối với đàn lợn:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn (DTL), tụ huyết trùng (THT) lợn trên địa bàn toàn xã.

- Ngoài hai loại vacxin bắt buộc là Dịch tả lợn và tụ đấu thì tiêm thêm:

+ Tiêm phòng vacxin phòng bệnh Tai xanh lợn (PRRS): tiêm vacxin tai xanh cho lợn ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại, gia trại lợn nái, đực giống.

+ Tiêm vắc xin LMLM cho đàn lợn nái, đực giống, các loại lợn ở trang trại, gia trại. Khi có dịch thực hiện tiêm phòng toàn bộ gia súc mẫn cảm với bệnh trong vùng dịch và vùng bị uy hiếp.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh lép tô, phó thương hàn lợn ở những vùng có nguy cơ cao.

          1.3. Đối đàn gia cầm:

Tiêm vacxin phòng dịch Cúm gia cầm (A/H5N1 A/H5N6), vac xin Newcastle, Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng gia cầm cho đàn gia cầm.

1.4. Đối với đàn chó, mèo.

Tiêm vác xin phòng bệnh Dại.

Những hộ không chấp hành tiêm phòng sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi có dịch xảy ra.  Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trên địa bàn xã phải chịu trách nhiệm theo Luật thú y. Cụ thể, Tại điều 7 trong Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.

Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Thời gian tổ chức tiêm vét BCĐ sẽ thông báo đến sau./.

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Thọ Lộc, Thôn 4, Xã Thọ Lộc, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com