Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
131869

70 năm thành lập Đảng bộ xã Thọ Lộc

Ngày 15/01/2024 00:00:00

Đảng bộ xã Thọ Lộc 70 năm một chặng đường

 

 Thọ Lộc là xã đồng bằng ở phía Đông Nam của huyện Thọ Xuân với diện tích 472,34 ha, dân số 4066 người được chia tương đối đều ở 6 thôn, là một xã đồng bằng chuyên canh nông nghiệp, có làng nghề nón lá, đã và đang phát triển tiểu thủ công nghiệp, theo thần phả thì người dân Thọ Lộc cũng như bao miền quê của đất nước Việt Nam, luôn giàu truyền thống lao động, yêu nước và cách mạng. Gắn bó với quê hương Thọ Xuân, tỉnh Thanh, với Tổ quốc Việt Nam từ ngàn đời. Trải qua những tháng năm lịch sử, từ bao đời nay Thọ Lộc luôn hoà cùng dòng chảy dân tộc: Khai điền lập làng, chiến đấu bảo vệ, xây dựng và phát triển. Ở mỗi thời kỳ lịch sử đều tạo được nét riêng biệt của làng quê mình và góp phần tạo ra những giá trị văn hóa đặc sắc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong không khí từng bừng toàn Đảng toàn quân đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024), mừng Xuân Giáp Thìn 2024. Trong không khí ấy  Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã Thọ Lộc còn đón nhận nhiều sự kiện trọng đại của quê hương đó là kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Thọ Lộc và công bố quyết định xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

70 năm về trước khi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược lần 2 đang diễn ra có nhiều thuận lợi cho quân và dân ta, quân Pháp suy yếu về mặt tinh thần cũng như số lượng, trong khi đó cả nước đang dồn tổng  lực cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Giữa lúc căng mình chống Pháp ấy, quân dân Thọ Lộc đã cống hiến sức người sức của nhỏ bé cho đất nước độc lập. Trong bối cảnh đó  Tháng 1 năm 1954 uỷ ban kháng chiến tỉnh Thanh hoá đã có quyết định chia lại địa giới hành chính các xã, xã Thọ Lộc được chia ra làm 3 xã là: xã Thọ lộc, Xã Xuân Lộc, xã  Xuân Thịnh  và cắt 1 số làng về các xã mới đó là: Làng Phú Liểm về xã Thọ thế (Triệu sơn), Làng Cồn Chua (Làng Đa) về xã Thọ Vực (Triệu Sơn), Làng Bùn Dùn về xã Thọ Ngọc (Triệu sơn), Làng Kim bảng về xã Nam Giang.

        Ngày 03/02/1954 Huyện uỷ Thọ Xuân ra quyết định thành lập chi bộ xã Thọ Lộc với 48 Đảng viên chia làm 6 tổ Đảng theo địa giới hành chính làng, Làng Cẩm long, làng Phúc Thọ, làng Quả Thượng; Làng Quả Hạ. đ/c Lê Trọng Huỳnh làm bí thư, Bà Lê Thị Tỵ làm chủ tịch. Hệ thống đoàn thể chính trị được kiện toàn đi vào hoạt động nên Thọ Lộc đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ như phát động giảm tô, cải cách ruộng đất, thành lập các tổ vần công, đổi công, thành lập các HTX nông nghiệp, HTX tín dụng, HTX  mua bán.

 

Nhìn lại quá khứ, con người đã đặt chân đến Thọ Lộc trú ngụ, sinh sống, lập nghiệp từ khá sớm, theo truyền thuyết và thần phả còn lưu lại thì vùng đất này có người đến sinh cơ lập nghiệp cách đây gần 1000 năm, Đình Làng Quả Thượng còn đôi câu đối “Tướng Lý phù Trần Chiêu Vĩ Liệt - Xuất Thần nhập Phật Diệu huyền cơ ” để ngợi ca hai vị thành hoàng Làng là Lý ứng, Lý Lam người đã có công đưa dân đến dựng Làng lập ấp và gọi tên là làng Quả, sau gọi là làng Quả Nhuệ. Trải qua những thăng trầm, biến thiên của lịch sử, cũng như các miền đất khác của nước ta, địa danh Thọ Lộc có nhiều thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 xã Qủa Nhuệ gồm có 5 làng là Kim Bảng, Cẩm Long, Phúc Thọ, Quả Thượng, Quả Hạ. Tháng 2 năm 1947, xã Thọ Lộc được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Quả Nhuệ, Trung Thành và một phần xã Đồng Tâm. Lúc này xã Thọ Lộc có 17 làng từ làng Kim Bảng xuống làng Phú Liễm. Do yêu cầu chung của nhiệm vụ cách mạng và để phù hợp với việc quản lý hành chính. Ngay sau khi được thành lập từ 01 chi bộ Thọ Lộc với 48 Đảng viên đến nay dưới sự lãnh đạo Đảng bộ đã kết nạp hơn 300 Đảng viên. Trải qua năm tháng lịch sử,  Đảng bộ xã Thọ Lộc đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong thời chiến cũng như trong thời bình đặc biệt là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Qua hai cuộc chiến tranh chống pháp và chống mỹ, Thọ Lộc đã đóng góp cho nhà nước hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, hàng vạn ngày công, có gần 1000 thanh niên  tòng  quân giết giặc, phục vụ chiến đấu.

Thọ Lộc còn được xem là vùng đất lành là một hậu phương vững chắc che trở cho nhiều cơ quan đơn vị về trú quân như :

Nhà công an và toà án liên khu 3 - 4; Cô nhi viện; Xưởng quân giới bình tứ

Trường Đào Duy Từ (Trường cấp 1 - 2 đầu tiên của tỉnh)

Trường Hoàng Văn Thụ  (Trường chính trị tỉnh)

Sư đoàn 308, Sư đoàn 304, các đơn vị bộ đội là con em các dân tộc Tây Nguyên.

Nuôi dưỡng 250 học sinh K8 của Vĩnh Linh và Quảng Bình  (Nhiều học sinh nay đã trở thành cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội).

Đón nhận nhiều gia đình của các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình  tản cư vào ( Nhiều hộ định cư cho đến ngày hôm nay); Huyện uỷ - UBND huyện Thọ xuân đã 2 lần sơ tán về ở xã Thọ lộc; Đặc biệt là đại hội huyện Đảng bộ Thọ Xuân lần thứ 3 từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 5 năm 1950 được tổ chức tại đình làng Quả Hạ đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là : "Dốc nhân lực, vật lực tập trung cho chiến trường, đẩy mạnh đấu tranh giảm tô, giảm tức và xây dựng lực lượng vũ trang..." .

Trong 2 năm 1967 và 1968 nhiều gia đình làng quả Hạ đã nhường toàn bộ nhà ở của mình cho cơ quan tỉnh uỷ làm kho chứ nguyờn vật liệu, nhân dân còn đóng góp hàng nghìn ngày công để xây hội trường, xây hầm cho cơ quan thường vụ và đồng chí Ngô Thuyền uỷ viên dự khuyết BCH TW Bí thư Tỉnh uỷ làm việc.

Kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc, xã Thọ Lộc có 108 người con ưu tú đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường, trong đó: Liệt sĩ chống Pháp là 15, liệt sĩ chống Mỹ là 82, liệt sĩ bảo vệ Tổ quốc là 10. Có 11 bà mẹ được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt nam anh hùng”; 141 thương binh, bệnh binh đã anh dũng chiến đấu, để lại một phần xương máu của mình tại các chiến trường, cùng với hàng nghìn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần xứng đáng cùng cả nước hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đưa non sông thu về một mối, cả nước đi lên CNXH.

Hơn 2/3 thế kỷ, kể từ ngày chia tách xã đến nay, Đảng bộ xã Thọ Lộc đã tròn 70 năm. Dưới ánh sáng, đường lối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và Nhân dân vượt qua chặng đường lịch sử đầy hi sinh, gian khổ, nhưng kiên cường bất khuất, dũng cảm và sáng tạo, góp phần cùng cả nước làm nên kỳ tích trong dòng chảy lịch sử dân tộc, lãnh đạo phong trào cách mạng phù hợp với thực tiễn địa phương, đưa Thọ Lộc đi lên và ngày một phát triển vững chắc. Trải qua 25 kỳ Đại hội, đã có 17 đồng chí được giữ chức vụ bí thư đảng ủy xã. Đầu tiên là đồng chí: Lê Trọng Huỳnh, đồng chí Lê Trọng Hiệp, đồng chí Nguyễn Văn Vẻ, đồng chí Lê Sỹ Phương, đồng chí Lê Công Thuận, đồng chí Lê Tất Tịnh, đồng chí Lê Minh Thái, đồng chí Lê Văn Hợp, đồng chí Lê Văn Tiến, đồng chí Lê Trọng Tuý, đồng chí Lê Tất Dinh, đồng chí Lê Minh Chí, đồng chí Lê Thị Tấn, đồng chí Lê Ngọc Long, đồng chí Lê Tất Thiệp, đồng chí Lê Văn Phúc, đồng chí Lê Công Thịnh được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

        Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ xã Thọ Lộc luôn xác định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; đảm bảo quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thoát nghèo bền vững làm mục tiêu phát triển. Trên cơ sở đó, Đảng bộ xã đã đề ra nhiều nghị quyết, giải pháp phù hợp để phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ thời cơ, sự giúp đỡ của huyện để tập trung lãnh đạo một số nhiệm vụ trọng tâm đó là: Xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư đáp ứng ngày một tốt hơn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, khuyến khích phát triển các nghề truyền thống, chú trọng mở rộng các hoạt động dịch vụ thương mại, nâng cao các hoạt động văn hoá; tập trung giảm nghèo bền vững; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Đặc biệt, sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Đảng bộ và nhân xã Thọ Lộc đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết, nhất trí, không ngừng đổi mới, lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, giành nhiều thành tựu quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Kinh tế tiếp tục phát triển, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật được triển khai áp dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, đặc biệt là nghề truyền thống nón lá duy trì và phát triển được công nhận là sản phẩm OCOP, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 60 triệu đồng/người/năm.

Chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ xã đến thôn tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng, đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục tỷ đồng, hiến đất để làm đường. Nhà ở của nhân dân, nhà văn hóa thôn được xây dựng khang trang; những con đường thảm nhựa, bê tông rộng rãi đã vươn xa đến tận các thôn, đến từng ngõ xóm, xây dựng đường điện chiếu sáng công cộng, làm đường hoa, chỉnh trang công sở, thiết chế văn hóa… được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng, tham gia tích cực. Năm 2017 xã đạt chuẩn nông thôn mới và năm 2023 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn bề sâu; hằng năm có trên 95% số gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, 2 trường học đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; kết quả phổ cập giáo dục ngày càng được giữ vững và nâng cao về chất lượng; giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tốt; tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng, phấn đấu 3 trường đến năm 2025 đứng tốp 15 toàn huyện. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu nhân dân có nhiều tiến bộ, trạm y tế xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội luôn được Đảng bộ đặc biệt quan tâm triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hiện còn 1,76%.

Quốc phòng – an ninh được tăng cường, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc; phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm được đẩy mạnh, góp phần giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác xây dựng Đảng được đặc biệt quan tâm và tăng cường; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên. Đảng bộ luôn đề cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên thấm nhuần Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã chọn; tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử của quê hương, đất nước. Chỉ thị số 05-CT/TW và Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, XIII về xây dựng, chỉnh đốn đảng, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng cố   niềm tin giữa đảng với nhân dân. Công tác phát triển đảng viên được quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ có 48 đảng viên 6 chi bộ đến nay Đảng bộ Thọ Lộc đã có 12 chi bộ với 315 đảng viên (Đảng bộ vinh dự có 01 đồng chí được nhận HH 75 năm tuổi Đảng và hàng trăm lượt đảng viên vinh dự được nhận HH 65, 60, 55, 50, 45, 40, và 30 năm tuổi đảng. Trình độ của đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên rõ rệt cả về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đảng bộ xã đã đề ra nhiều giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo sáng tạo, thiết thực, hiệu quả. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội luôn làm tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền ngày càng được củng cố và tăng cường; khối đại đoàn kết toàn toàn dân được củng cố vững chắc.

Đạt được những thành quả như ngày hôm nay, trước hết là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo giúp đỡ của Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ huyện, các ban, phòng, ngành cấp huyện, đối với xã Thọ Lộc trong quá trình đấu tranh cách mạng trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương ngày nay. Đặc biệt là truyền thống đoàn kết, ý trí tự lực, tự cường của toàn Đảng bộ và nhân dân xã nhà, sự cống hiến lớn lao của các anh hùng liệt sỹ, các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với nước; sự đóng góp quan trọng của các đồng chí lãnh đạo xã, các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã qua các thời kỳ.

Thực tiễn cách mạng của xã nhà trong suốt 70 năm qua đã chứng minh sự lãnh đạo của Ðảng bộ là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thành tựu và kết quả đã đạt được; đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng bộ xã được rèn luyện, không ngừng trưởng thành, tích lũy thêm kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân xã nhà.

Duyệt tin

.

  

70 năm thành lập Đảng bộ xã Thọ Lộc

Đăng lúc: 15/01/2024 00:00:00 (GMT+7)

Đảng bộ xã Thọ Lộc 70 năm một chặng đường

 

 Thọ Lộc là xã đồng bằng ở phía Đông Nam của huyện Thọ Xuân với diện tích 472,34 ha, dân số 4066 người được chia tương đối đều ở 6 thôn, là một xã đồng bằng chuyên canh nông nghiệp, có làng nghề nón lá, đã và đang phát triển tiểu thủ công nghiệp, theo thần phả thì người dân Thọ Lộc cũng như bao miền quê của đất nước Việt Nam, luôn giàu truyền thống lao động, yêu nước và cách mạng. Gắn bó với quê hương Thọ Xuân, tỉnh Thanh, với Tổ quốc Việt Nam từ ngàn đời. Trải qua những tháng năm lịch sử, từ bao đời nay Thọ Lộc luôn hoà cùng dòng chảy dân tộc: Khai điền lập làng, chiến đấu bảo vệ, xây dựng và phát triển. Ở mỗi thời kỳ lịch sử đều tạo được nét riêng biệt của làng quê mình và góp phần tạo ra những giá trị văn hóa đặc sắc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong không khí từng bừng toàn Đảng toàn quân đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024), mừng Xuân Giáp Thìn 2024. Trong không khí ấy  Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã Thọ Lộc còn đón nhận nhiều sự kiện trọng đại của quê hương đó là kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Thọ Lộc và công bố quyết định xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

70 năm về trước khi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược lần 2 đang diễn ra có nhiều thuận lợi cho quân và dân ta, quân Pháp suy yếu về mặt tinh thần cũng như số lượng, trong khi đó cả nước đang dồn tổng  lực cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Giữa lúc căng mình chống Pháp ấy, quân dân Thọ Lộc đã cống hiến sức người sức của nhỏ bé cho đất nước độc lập. Trong bối cảnh đó  Tháng 1 năm 1954 uỷ ban kháng chiến tỉnh Thanh hoá đã có quyết định chia lại địa giới hành chính các xã, xã Thọ Lộc được chia ra làm 3 xã là: xã Thọ lộc, Xã Xuân Lộc, xã  Xuân Thịnh  và cắt 1 số làng về các xã mới đó là: Làng Phú Liểm về xã Thọ thế (Triệu sơn), Làng Cồn Chua (Làng Đa) về xã Thọ Vực (Triệu Sơn), Làng Bùn Dùn về xã Thọ Ngọc (Triệu sơn), Làng Kim bảng về xã Nam Giang.

        Ngày 03/02/1954 Huyện uỷ Thọ Xuân ra quyết định thành lập chi bộ xã Thọ Lộc với 48 Đảng viên chia làm 6 tổ Đảng theo địa giới hành chính làng, Làng Cẩm long, làng Phúc Thọ, làng Quả Thượng; Làng Quả Hạ. đ/c Lê Trọng Huỳnh làm bí thư, Bà Lê Thị Tỵ làm chủ tịch. Hệ thống đoàn thể chính trị được kiện toàn đi vào hoạt động nên Thọ Lộc đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ như phát động giảm tô, cải cách ruộng đất, thành lập các tổ vần công, đổi công, thành lập các HTX nông nghiệp, HTX tín dụng, HTX  mua bán.

 

Nhìn lại quá khứ, con người đã đặt chân đến Thọ Lộc trú ngụ, sinh sống, lập nghiệp từ khá sớm, theo truyền thuyết và thần phả còn lưu lại thì vùng đất này có người đến sinh cơ lập nghiệp cách đây gần 1000 năm, Đình Làng Quả Thượng còn đôi câu đối “Tướng Lý phù Trần Chiêu Vĩ Liệt - Xuất Thần nhập Phật Diệu huyền cơ ” để ngợi ca hai vị thành hoàng Làng là Lý ứng, Lý Lam người đã có công đưa dân đến dựng Làng lập ấp và gọi tên là làng Quả, sau gọi là làng Quả Nhuệ. Trải qua những thăng trầm, biến thiên của lịch sử, cũng như các miền đất khác của nước ta, địa danh Thọ Lộc có nhiều thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 xã Qủa Nhuệ gồm có 5 làng là Kim Bảng, Cẩm Long, Phúc Thọ, Quả Thượng, Quả Hạ. Tháng 2 năm 1947, xã Thọ Lộc được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Quả Nhuệ, Trung Thành và một phần xã Đồng Tâm. Lúc này xã Thọ Lộc có 17 làng từ làng Kim Bảng xuống làng Phú Liễm. Do yêu cầu chung của nhiệm vụ cách mạng và để phù hợp với việc quản lý hành chính. Ngay sau khi được thành lập từ 01 chi bộ Thọ Lộc với 48 Đảng viên đến nay dưới sự lãnh đạo Đảng bộ đã kết nạp hơn 300 Đảng viên. Trải qua năm tháng lịch sử,  Đảng bộ xã Thọ Lộc đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong thời chiến cũng như trong thời bình đặc biệt là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Qua hai cuộc chiến tranh chống pháp và chống mỹ, Thọ Lộc đã đóng góp cho nhà nước hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, hàng vạn ngày công, có gần 1000 thanh niên  tòng  quân giết giặc, phục vụ chiến đấu.

Thọ Lộc còn được xem là vùng đất lành là một hậu phương vững chắc che trở cho nhiều cơ quan đơn vị về trú quân như :

Nhà công an và toà án liên khu 3 - 4; Cô nhi viện; Xưởng quân giới bình tứ

Trường Đào Duy Từ (Trường cấp 1 - 2 đầu tiên của tỉnh)

Trường Hoàng Văn Thụ  (Trường chính trị tỉnh)

Sư đoàn 308, Sư đoàn 304, các đơn vị bộ đội là con em các dân tộc Tây Nguyên.

Nuôi dưỡng 250 học sinh K8 của Vĩnh Linh và Quảng Bình  (Nhiều học sinh nay đã trở thành cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội).

Đón nhận nhiều gia đình của các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình  tản cư vào ( Nhiều hộ định cư cho đến ngày hôm nay); Huyện uỷ - UBND huyện Thọ xuân đã 2 lần sơ tán về ở xã Thọ lộc; Đặc biệt là đại hội huyện Đảng bộ Thọ Xuân lần thứ 3 từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 5 năm 1950 được tổ chức tại đình làng Quả Hạ đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là : "Dốc nhân lực, vật lực tập trung cho chiến trường, đẩy mạnh đấu tranh giảm tô, giảm tức và xây dựng lực lượng vũ trang..." .

Trong 2 năm 1967 và 1968 nhiều gia đình làng quả Hạ đã nhường toàn bộ nhà ở của mình cho cơ quan tỉnh uỷ làm kho chứ nguyờn vật liệu, nhân dân còn đóng góp hàng nghìn ngày công để xây hội trường, xây hầm cho cơ quan thường vụ và đồng chí Ngô Thuyền uỷ viên dự khuyết BCH TW Bí thư Tỉnh uỷ làm việc.

Kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc, xã Thọ Lộc có 108 người con ưu tú đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường, trong đó: Liệt sĩ chống Pháp là 15, liệt sĩ chống Mỹ là 82, liệt sĩ bảo vệ Tổ quốc là 10. Có 11 bà mẹ được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt nam anh hùng”; 141 thương binh, bệnh binh đã anh dũng chiến đấu, để lại một phần xương máu của mình tại các chiến trường, cùng với hàng nghìn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần xứng đáng cùng cả nước hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đưa non sông thu về một mối, cả nước đi lên CNXH.

Hơn 2/3 thế kỷ, kể từ ngày chia tách xã đến nay, Đảng bộ xã Thọ Lộc đã tròn 70 năm. Dưới ánh sáng, đường lối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và Nhân dân vượt qua chặng đường lịch sử đầy hi sinh, gian khổ, nhưng kiên cường bất khuất, dũng cảm và sáng tạo, góp phần cùng cả nước làm nên kỳ tích trong dòng chảy lịch sử dân tộc, lãnh đạo phong trào cách mạng phù hợp với thực tiễn địa phương, đưa Thọ Lộc đi lên và ngày một phát triển vững chắc. Trải qua 25 kỳ Đại hội, đã có 17 đồng chí được giữ chức vụ bí thư đảng ủy xã. Đầu tiên là đồng chí: Lê Trọng Huỳnh, đồng chí Lê Trọng Hiệp, đồng chí Nguyễn Văn Vẻ, đồng chí Lê Sỹ Phương, đồng chí Lê Công Thuận, đồng chí Lê Tất Tịnh, đồng chí Lê Minh Thái, đồng chí Lê Văn Hợp, đồng chí Lê Văn Tiến, đồng chí Lê Trọng Tuý, đồng chí Lê Tất Dinh, đồng chí Lê Minh Chí, đồng chí Lê Thị Tấn, đồng chí Lê Ngọc Long, đồng chí Lê Tất Thiệp, đồng chí Lê Văn Phúc, đồng chí Lê Công Thịnh được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

        Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ xã Thọ Lộc luôn xác định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; đảm bảo quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thoát nghèo bền vững làm mục tiêu phát triển. Trên cơ sở đó, Đảng bộ xã đã đề ra nhiều nghị quyết, giải pháp phù hợp để phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ thời cơ, sự giúp đỡ của huyện để tập trung lãnh đạo một số nhiệm vụ trọng tâm đó là: Xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư đáp ứng ngày một tốt hơn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, khuyến khích phát triển các nghề truyền thống, chú trọng mở rộng các hoạt động dịch vụ thương mại, nâng cao các hoạt động văn hoá; tập trung giảm nghèo bền vững; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Đặc biệt, sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Đảng bộ và nhân xã Thọ Lộc đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết, nhất trí, không ngừng đổi mới, lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, giành nhiều thành tựu quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Kinh tế tiếp tục phát triển, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật được triển khai áp dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, đặc biệt là nghề truyền thống nón lá duy trì và phát triển được công nhận là sản phẩm OCOP, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 60 triệu đồng/người/năm.

Chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ xã đến thôn tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng, đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục tỷ đồng, hiến đất để làm đường. Nhà ở của nhân dân, nhà văn hóa thôn được xây dựng khang trang; những con đường thảm nhựa, bê tông rộng rãi đã vươn xa đến tận các thôn, đến từng ngõ xóm, xây dựng đường điện chiếu sáng công cộng, làm đường hoa, chỉnh trang công sở, thiết chế văn hóa… được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng, tham gia tích cực. Năm 2017 xã đạt chuẩn nông thôn mới và năm 2023 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn bề sâu; hằng năm có trên 95% số gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, 2 trường học đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; kết quả phổ cập giáo dục ngày càng được giữ vững và nâng cao về chất lượng; giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tốt; tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng, phấn đấu 3 trường đến năm 2025 đứng tốp 15 toàn huyện. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu nhân dân có nhiều tiến bộ, trạm y tế xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội luôn được Đảng bộ đặc biệt quan tâm triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hiện còn 1,76%.

Quốc phòng – an ninh được tăng cường, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc; phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm được đẩy mạnh, góp phần giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác xây dựng Đảng được đặc biệt quan tâm và tăng cường; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên. Đảng bộ luôn đề cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên thấm nhuần Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã chọn; tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử của quê hương, đất nước. Chỉ thị số 05-CT/TW và Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, XIII về xây dựng, chỉnh đốn đảng, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng cố   niềm tin giữa đảng với nhân dân. Công tác phát triển đảng viên được quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ có 48 đảng viên 6 chi bộ đến nay Đảng bộ Thọ Lộc đã có 12 chi bộ với 315 đảng viên (Đảng bộ vinh dự có 01 đồng chí được nhận HH 75 năm tuổi Đảng và hàng trăm lượt đảng viên vinh dự được nhận HH 65, 60, 55, 50, 45, 40, và 30 năm tuổi đảng. Trình độ của đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên rõ rệt cả về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đảng bộ xã đã đề ra nhiều giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo sáng tạo, thiết thực, hiệu quả. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội luôn làm tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền ngày càng được củng cố và tăng cường; khối đại đoàn kết toàn toàn dân được củng cố vững chắc.

Đạt được những thành quả như ngày hôm nay, trước hết là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo giúp đỡ của Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ huyện, các ban, phòng, ngành cấp huyện, đối với xã Thọ Lộc trong quá trình đấu tranh cách mạng trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương ngày nay. Đặc biệt là truyền thống đoàn kết, ý trí tự lực, tự cường của toàn Đảng bộ và nhân dân xã nhà, sự cống hiến lớn lao của các anh hùng liệt sỹ, các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với nước; sự đóng góp quan trọng của các đồng chí lãnh đạo xã, các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã qua các thời kỳ.

Thực tiễn cách mạng của xã nhà trong suốt 70 năm qua đã chứng minh sự lãnh đạo của Ðảng bộ là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thành tựu và kết quả đã đạt được; đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng bộ xã được rèn luyện, không ngừng trưởng thành, tích lũy thêm kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân xã nhà.

Duyệt tin

.

  

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Thọ Lộc, Thôn 4, Xã Thọ Lộc, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com