Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
131869

Nón lá xã Thọ Lộc được công nhận làng nghề truyền thống

Ngày 10/11/2022 23:58:56

Việc nón lá Thọ Lộc, xã Thọ Lộc (Thọ Xuân) được vinh danh làng nghề truyền thống dịp tháng 6-2022 không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn mở ra cơ hội để trở thành sản phẩm OCOOP trong tương lai không xa.

Việc nón lá Thọ Lộc, xã Thọ Lộc (Thọ Xuân) được vinh danh làng nghề truyền thống dịp tháng 6-2022 không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn mở ra cơ hội để trở thành sản phẩm OCOOP trong tương lai không xa.

177d4135946t77802l0.jpg 

Nghề sản xuất nón lá ở xã Thọ Lộc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đến xã Thọ Lộc – địa phương có nghề làm nón lá truyền thống, chúng tôi ghi nhận cảnh “người người làm nón, nhà nhà làm nón” diễn ra khá sôi động. Vừa hoàn thiện chiếc nón, bà Lê Thị Kiên 75 tuổi, thôn 3 – người có thâm niên 60 năm làm nghề vừa chia sẻ: Để tạo ra một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải trải qua nhiều công đoạn. Từ chọn lá, rẽ lá, là lá, chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản. Việc lựa chọn nguyên liệu cũng hết sức công phu. Công đoạn nào cũng đòi hỏi người thợ phải rất cẩn thận. Khi là lá yêu cầu người thợ phải căn chỉnh nhiệt độ vừa phải để lá thật phẳng nhưng không bị cháy sém. Vành nón được làm bằng tre cật vót nhỏ, trơn đều, tuyệt đối không được cong vênh. Khi khâu nón, từng đường kim phải thật đều. Có như vậy, chiếc nón làm ra mới đảm bảo yếu tố vừa chắc chắn, vừa đẹp. Rồi bà cho biết, cả 2 ông bà bây giờ không làm ruộng mà tham gia làm nón. Nhờ có nghề, ông bà mỗi ngày thu nhập khoảng 100.000 đồng. Số tiền này, ngoài dùng chi tiêu ăn uống hàng ngày của 2 ông bà, còn dùng khi trong làng có đám hiếu, đám hỷ.

Còn chị Nguyễn Thị Minh, thôn 4 là người vừa làm nghề vừa là đầu mối thu gom nón của bà con trong xã cũng cho biết: "Tôi học và biết làm nón từ khi đang là học sinh lớp 4. Hơn 40 năm làm nón, tôi thấy nghề này thu nhập không cao nhưng người làm nghề có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi và từ người già cho đến lứa tuổi học sinh - ai cũng có thể làm được nghề. Chính vì vậy, ngoài làm ruộng, bán hàng tạp hóa, cả 2 vợ chồng tôi đều tham gia làm nón, kiếm thêm thu nhập từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/ngày. Ngoài khâu nón, hàng tháng, tôi còn đứng ra thu gom nón của bà con từ 3 - 4 lần và mỗi lần thu gom từ 1.500 đến 2.000 nón với giá thu mua tùy loại. Nón đẹp nhất – nón đầm có giá 50.000 đồng, còn lại có giá từ 20.000 đến 40.000 đồng/chiếc. Nón thu gom được tôi nhập cho khách hàng ở các tỉnh phía Nam, tập trung nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên. Việc nón lá Thọ Lộc được công nhận làng nghề truyền thống vào dịp tháng 6 vừa qua, tôi và những người làm nghề rất phấn khởi. Bởi nghề giờ đây đã được đông đảo người dân trong huyện, trong tỉnh, thậm chí cả tỉnh ngoài biết. Khi nón lá Thọ Lộc có “thương hiệu” không những mở ra cơ hội cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn mà còn nâng cao giá trị của sản phẩm”.
177d4140048t9650l1-5.jpg
 

Nghề làm nón lá xã Thọ Lộc (Thọ Xuân).

Cảm nhận của chị Minh về làng nghề sau vinh danh cũng là cảm nhận chung của người tham gia làm nón lá Thọ Lộc. Lý giải điều này, Chủ tịch UBND xã Thọ Lộc - ông Nguyễn Đức Hạnh cho biết: Nghề làm nón lá hiện đang thu hút gần 400 hộ, với trên 1.500 lao động tham gia, tạo thêm mức thu nhập cho người làm từ 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Hơn nữa, đây là nghề tận dụng thời gian nhàn rỗi và người ngoài độ tuổi lao động cũng làm được nên nghề làm nón lá được địa phương xem như là nghề sản xuất chính có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, từ khi được công nhận làng nghề truyền thống đến nay, giá trị sản phẩm cũng như đầu ra vẫn chưa được nâng lên so với trước khi được công nhận. Vì vậy, để nón lá Thọ Lộc được đông đảo người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước đón nhận, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, ngoài thành lập tổ hợp tác sản xuất nón lá, địa phương đang nỗ lực xúc tiến phát triển Chương trình OCOP. Rất vui khi nón lá Thọ Lộc đã được tỉnh thẩm định lần 1 sản phẩm OCOP và làng nghề được tỉnh hỗ trợ máy vót nan. Khi nón lá được công nhận sản phẩm OCOP, kết hợp tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, chắc chắn nón lá Thọ Lộc sẽ có mặt rộng rãi trên thị trường trong tỉnh, trong nước, góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người làm nghề cũng như tạo điều kiện cho xã hoàn thành tiêu chí trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Nguồn;(Baothanhhoa.vn)

  

Nón lá xã Thọ Lộc được công nhận làng nghề truyền thống

Đăng lúc: 10/11/2022 23:58:56 (GMT+7)

Việc nón lá Thọ Lộc, xã Thọ Lộc (Thọ Xuân) được vinh danh làng nghề truyền thống dịp tháng 6-2022 không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn mở ra cơ hội để trở thành sản phẩm OCOOP trong tương lai không xa.

Việc nón lá Thọ Lộc, xã Thọ Lộc (Thọ Xuân) được vinh danh làng nghề truyền thống dịp tháng 6-2022 không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn mở ra cơ hội để trở thành sản phẩm OCOOP trong tương lai không xa.

177d4135946t77802l0.jpg 

Nghề sản xuất nón lá ở xã Thọ Lộc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đến xã Thọ Lộc – địa phương có nghề làm nón lá truyền thống, chúng tôi ghi nhận cảnh “người người làm nón, nhà nhà làm nón” diễn ra khá sôi động. Vừa hoàn thiện chiếc nón, bà Lê Thị Kiên 75 tuổi, thôn 3 – người có thâm niên 60 năm làm nghề vừa chia sẻ: Để tạo ra một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải trải qua nhiều công đoạn. Từ chọn lá, rẽ lá, là lá, chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản. Việc lựa chọn nguyên liệu cũng hết sức công phu. Công đoạn nào cũng đòi hỏi người thợ phải rất cẩn thận. Khi là lá yêu cầu người thợ phải căn chỉnh nhiệt độ vừa phải để lá thật phẳng nhưng không bị cháy sém. Vành nón được làm bằng tre cật vót nhỏ, trơn đều, tuyệt đối không được cong vênh. Khi khâu nón, từng đường kim phải thật đều. Có như vậy, chiếc nón làm ra mới đảm bảo yếu tố vừa chắc chắn, vừa đẹp. Rồi bà cho biết, cả 2 ông bà bây giờ không làm ruộng mà tham gia làm nón. Nhờ có nghề, ông bà mỗi ngày thu nhập khoảng 100.000 đồng. Số tiền này, ngoài dùng chi tiêu ăn uống hàng ngày của 2 ông bà, còn dùng khi trong làng có đám hiếu, đám hỷ.

Còn chị Nguyễn Thị Minh, thôn 4 là người vừa làm nghề vừa là đầu mối thu gom nón của bà con trong xã cũng cho biết: "Tôi học và biết làm nón từ khi đang là học sinh lớp 4. Hơn 40 năm làm nón, tôi thấy nghề này thu nhập không cao nhưng người làm nghề có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi và từ người già cho đến lứa tuổi học sinh - ai cũng có thể làm được nghề. Chính vì vậy, ngoài làm ruộng, bán hàng tạp hóa, cả 2 vợ chồng tôi đều tham gia làm nón, kiếm thêm thu nhập từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/ngày. Ngoài khâu nón, hàng tháng, tôi còn đứng ra thu gom nón của bà con từ 3 - 4 lần và mỗi lần thu gom từ 1.500 đến 2.000 nón với giá thu mua tùy loại. Nón đẹp nhất – nón đầm có giá 50.000 đồng, còn lại có giá từ 20.000 đến 40.000 đồng/chiếc. Nón thu gom được tôi nhập cho khách hàng ở các tỉnh phía Nam, tập trung nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên. Việc nón lá Thọ Lộc được công nhận làng nghề truyền thống vào dịp tháng 6 vừa qua, tôi và những người làm nghề rất phấn khởi. Bởi nghề giờ đây đã được đông đảo người dân trong huyện, trong tỉnh, thậm chí cả tỉnh ngoài biết. Khi nón lá Thọ Lộc có “thương hiệu” không những mở ra cơ hội cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn mà còn nâng cao giá trị của sản phẩm”.
177d4140048t9650l1-5.jpg
 

Nghề làm nón lá xã Thọ Lộc (Thọ Xuân).

Cảm nhận của chị Minh về làng nghề sau vinh danh cũng là cảm nhận chung của người tham gia làm nón lá Thọ Lộc. Lý giải điều này, Chủ tịch UBND xã Thọ Lộc - ông Nguyễn Đức Hạnh cho biết: Nghề làm nón lá hiện đang thu hút gần 400 hộ, với trên 1.500 lao động tham gia, tạo thêm mức thu nhập cho người làm từ 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Hơn nữa, đây là nghề tận dụng thời gian nhàn rỗi và người ngoài độ tuổi lao động cũng làm được nên nghề làm nón lá được địa phương xem như là nghề sản xuất chính có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, từ khi được công nhận làng nghề truyền thống đến nay, giá trị sản phẩm cũng như đầu ra vẫn chưa được nâng lên so với trước khi được công nhận. Vì vậy, để nón lá Thọ Lộc được đông đảo người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước đón nhận, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, ngoài thành lập tổ hợp tác sản xuất nón lá, địa phương đang nỗ lực xúc tiến phát triển Chương trình OCOP. Rất vui khi nón lá Thọ Lộc đã được tỉnh thẩm định lần 1 sản phẩm OCOP và làng nghề được tỉnh hỗ trợ máy vót nan. Khi nón lá được công nhận sản phẩm OCOP, kết hợp tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, chắc chắn nón lá Thọ Lộc sẽ có mặt rộng rãi trên thị trường trong tỉnh, trong nước, góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người làm nghề cũng như tạo điều kiện cho xã hoàn thành tiêu chí trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Nguồn;(Baothanhhoa.vn)

  

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Thọ Lộc, Thôn 4, Xã Thọ Lộc, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com