Hội nghị trực tuyến triển khai cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Sáng ngày 04/3/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính phủ; Trịnh Đình Dũng - Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tại điểm cầu Thanh Hóa, đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng đại diện các ngành liên quan tham dự Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.
Theo báo cáo tại hội nghị, từ ngày 1/2 3/3/2019, tại Việt Nam, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương). Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn. Cục Thú y đã tổ chức lấy tổng cộng 388 mẫu của 98 hộ nuôi lợn xung quanh các hộ có lợn bệnh để xét nghiệm. Kết quả đã phát hiện đại đa số lợn của các hộ xung quanh âm tính, có một số hộ có lợn dương tính đã được chính quyền và các cơ quan chuyên môn thú y xử lý tiêu hủy ngay lập tức. Cục Thú y đã giải trình tự ghen của vi rút dịch tả lợn Châu Phi gây bệnh trên lợn tại Việt Nam giống 100% chủng vi rút dịch tả lợn Châu Phi gây bệnh trên lợn tại Trung Quốc.
Theo nghiên cứu dịch tễ của 68 ổ dịch đã chỉ ra rằng 3 nguyên nhân chính làm bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan, bao gồm: 46% là do phương tiện vận chuyển và do con người không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc; 34% là do sử dụng thức ăn thừa và 19% là do vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn giữa các vùng.
Từ tháng 8/2018, khi có nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi có khả năng lây lan, xâm nhiễm vào Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã báo cáo, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh. Ngày 19/2/2019, Cục Thú y tổ chức họp báo thông tin về dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Tại Thanh Hóa, ngày 23/2/2019, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm xác định bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 01 hộ chăn nuôi ở huyện Yên Định, công tác bao vây, khống chế, xử lý ổ dịch bệnh đã được chỉ đạo quyết liệt, kịp thời. Đến 15h ngày 24/2/2019 toàn bộ công tác tiêu hủy được thực hiện xong, chưa phát hiện ổ dịch bệnh mới.
Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng đã báo cáo tình hình công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương hiện đang có dịch tả lợn Châu Phi. Các đại biểu đề xuất Chính phủ cho phép hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống buộc phải tiêu hủy; tăng cường các chốt kiểm dịch, đặc biệt là tại các tỉnh miền Trung, cần tiêu hủy ngay, tiêu độc khử trùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc;
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính phủ và Trịnh Đình Dũng -
Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.(nguồn: chinhphu.vn)
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn Châu Phi; thực hiện kịp thời, đồng bộ, quyết liệt từ nhận thức đến hành động trong việc ngăn chặn có hiệu quả, kịp thời hơn dịch tả lợn Châu Phi. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại địa phương; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh... Giao Bộ Tài chính phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng giải pháp về kinh phí phục vụ công tác phòng, chống, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam; Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác thông tin sâu rộng để cả xã hội vào cuộc kiểm soát tốt và không để dịch bệnh lây lan; bệnh không lây sang người nên người tiêu dùng không nên quay lưng với các sản phẩm thịt lợn an toàn và đảm bảo chất lượng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y cần có những giải pháp, tham mưu kịp thời các biện pháp áp dụng cho từng địa phương; kiểm soát tốt việc vận chuyển và các sản phẩm lợn vào vùng dịch theo đúng quy định của Luật thú y Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị các tổ chức quốc tế FAO, OIE xem xét, hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và các loại dịch bệnh động vật khác.
Phát biểu ngay sau Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, Thanh Hóa là một trong những địa phương chăn nuôi lớn của cả nước; do vậy công tác phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng. Đồng chí cũng đánh giá cao công tác xử lý ổ dịch khẩn trương, kịp thời và triệt để ngay sau khi phát hiện tại huyện Yên Định, đây là cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Đồng chí lưu ý một số việc cần tập trung: ngành nông nghiệp chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công điện khẩn số 02/CĐ-UBND ngày 24/02/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tập trung để dịch bệnh không phát sinh thêm; cần sát sao nắm bắt tình hình để xử lý kịp thời, triệt để./.
Nguồn: Trang thông tin điện tỉnh Thanh Hóa
Hội nghị trực tuyến triển khai cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Sáng ngày 04/3/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính phủ; Trịnh Đình Dũng - Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tại điểm cầu Thanh Hóa, đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng đại diện các ngành liên quan tham dự Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.
Theo báo cáo tại hội nghị, từ ngày 1/2 3/3/2019, tại Việt Nam, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương). Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn. Cục Thú y đã tổ chức lấy tổng cộng 388 mẫu của 98 hộ nuôi lợn xung quanh các hộ có lợn bệnh để xét nghiệm. Kết quả đã phát hiện đại đa số lợn của các hộ xung quanh âm tính, có một số hộ có lợn dương tính đã được chính quyền và các cơ quan chuyên môn thú y xử lý tiêu hủy ngay lập tức. Cục Thú y đã giải trình tự ghen của vi rút dịch tả lợn Châu Phi gây bệnh trên lợn tại Việt Nam giống 100% chủng vi rút dịch tả lợn Châu Phi gây bệnh trên lợn tại Trung Quốc.
Theo nghiên cứu dịch tễ của 68 ổ dịch đã chỉ ra rằng 3 nguyên nhân chính làm bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan, bao gồm: 46% là do phương tiện vận chuyển và do con người không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc; 34% là do sử dụng thức ăn thừa và 19% là do vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn giữa các vùng.
Từ tháng 8/2018, khi có nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi có khả năng lây lan, xâm nhiễm vào Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã báo cáo, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh. Ngày 19/2/2019, Cục Thú y tổ chức họp báo thông tin về dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Tại Thanh Hóa, ngày 23/2/2019, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm xác định bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 01 hộ chăn nuôi ở huyện Yên Định, công tác bao vây, khống chế, xử lý ổ dịch bệnh đã được chỉ đạo quyết liệt, kịp thời. Đến 15h ngày 24/2/2019 toàn bộ công tác tiêu hủy được thực hiện xong, chưa phát hiện ổ dịch bệnh mới.
Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng đã báo cáo tình hình công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương hiện đang có dịch tả lợn Châu Phi. Các đại biểu đề xuất Chính phủ cho phép hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống buộc phải tiêu hủy; tăng cường các chốt kiểm dịch, đặc biệt là tại các tỉnh miền Trung, cần tiêu hủy ngay, tiêu độc khử trùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc;
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính phủ và Trịnh Đình Dũng -
Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.(nguồn: chinhphu.vn)
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn Châu Phi; thực hiện kịp thời, đồng bộ, quyết liệt từ nhận thức đến hành động trong việc ngăn chặn có hiệu quả, kịp thời hơn dịch tả lợn Châu Phi. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại địa phương; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh... Giao Bộ Tài chính phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng giải pháp về kinh phí phục vụ công tác phòng, chống, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam; Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác thông tin sâu rộng để cả xã hội vào cuộc kiểm soát tốt và không để dịch bệnh lây lan; bệnh không lây sang người nên người tiêu dùng không nên quay lưng với các sản phẩm thịt lợn an toàn và đảm bảo chất lượng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y cần có những giải pháp, tham mưu kịp thời các biện pháp áp dụng cho từng địa phương; kiểm soát tốt việc vận chuyển và các sản phẩm lợn vào vùng dịch theo đúng quy định của Luật thú y Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị các tổ chức quốc tế FAO, OIE xem xét, hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và các loại dịch bệnh động vật khác.
Phát biểu ngay sau Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, Thanh Hóa là một trong những địa phương chăn nuôi lớn của cả nước; do vậy công tác phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng. Đồng chí cũng đánh giá cao công tác xử lý ổ dịch khẩn trương, kịp thời và triệt để ngay sau khi phát hiện tại huyện Yên Định, đây là cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Đồng chí lưu ý một số việc cần tập trung: ngành nông nghiệp chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công điện khẩn số 02/CĐ-UBND ngày 24/02/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tập trung để dịch bệnh không phát sinh thêm; cần sát sao nắm bắt tình hình để xử lý kịp thời, triệt để./.
Nguồn: Trang thông tin điện tỉnh Thanh Hóa
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02378930568
Email: hienthuc050586@gmail.com